Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun phổi trên lợn bản địa tại huyện Điện Biên Đông và Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

  • Nguyễn Văn Tuyên
  • Nguyễn Thị Ngân
Từ khóa: Dịch tễ học, giun phổi lợn, lợn bản địa, Metastrongylus spp, Điện Biên

Tóm tắt

Để xác định một số đặc điểm dịch tễ học bệnh giun phổi trên lợn bản địa tại huyện Điện Biên Đông và Mường Ảng của tỉnh Điện Biên, chúng tôi đã mổ khám 424 con lợn bản địa và nhận thấy có 78 con nhiễm giun phổi, chiếm 18,40%, biến động từ 14,16% đến 23,23%; cường độ nhiễm trung bình là 31,53 ± 2,08 giun phổi/lợn, biến động từ 6 - 83 giun/lợn. Xét nghiệm mẫu phân của 775 lợn bản địa, kết quả cho thấy có 128 mẫu nhiễm giun phổi, chiếm 16,52%, biến động từ 11,93% đến 21,26%. Lợn nhiễm giun phổi chủ yếu ở cường độ nhẹ (60,16%) và trung bình (30,47%), cường độ nhiễm nặng chỉ chiếm 9,37%. Lứa tuổi lợn, mùa vụ, phương thức chăn nuôi và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn (P<0,05). Lợn nhiễm giun phổi ở tất cả các lứa tuổi, nhưng nhiễm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi, sau đó giảm dần. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa vào mùa hè và mùa thu cao hơn mùa xuân và mùa đông. Lợn nuôi thả rông nhiễm giun phổi cao nhất (23,20%) và thấp nhất ở lợn nuôi nhốt hoàn toàn (4,35%). Tỷ lệ lợn nhiễm giun phổi tăng dần từ vùng bằng phẳng (3,68%)
lên vùng bán sơn địa (15,30%) và cao nhất là vùng núi cao (23,55%).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-11
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học