Tình hình nhiễm sán lá ruột Fasciolopsis buski trên đàn lợn bản địa tại Tỉnh Điện Biên

  • Nguyễn Văn Tuyên
  • Nguyễn Thị Kim Lan
Từ khóa: Lợn bản địa, Fasciolopsis buski, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, tỉnh Điện Biên

Tóm tắt

Để đánh giá tình hình nhiễm sán lá ruột trên đàn lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên, từ năm 2016 đến 2019, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 1.163 con lợn bản địa và xét nghiệm 1.872 mẫu lợn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lợn bị nhiễm sán lá ruột được xác định thông qua mổ khám là 2,75%. Tỷ lệ này thông qua xét nghiệm phân là 2,56%, tỷ lệ lợn bị nhiễm sán lá ruột biến động theo địa phương, từ 1,04 - 4,12%. Lứa tuổi lợn, phương thức chăn nuôi và mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciolopsis buski ở lợn (P < 0,05). Cụ thể: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột tăng dần theo lứa tuổi lợn. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột của lợn bản địa ở mùa hè và mùa thu cao hơn ở mùa đông và mùa xuân. Lợn nuôi thả rông có tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột cao nhất (3,66%) và thấp nhất ở lợn nuôi nhốt (0,55%); lợn nuôi ở vùng bằng phẳng có tỷ lệ nhiễm cao (5,96%), lợn nuôi ở vùng núi cao có tỷ lệ nhiễm thấp hơn (0,86%).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-11-19
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học