Nghiên cứu quy trình phòng, trị bệnh sán lá sinh sản ở vịt

  • Huỳnh Vũ Vỹ
  • Nguyễn Đức Tân
  • Nguyễn Văn Thoại,
  • Lê Hứa Ngọc Lực
Từ khóa: phòng, trị bệnh, fenbendazole, praziquantel, cloramin, iodine, sán lá sinh sản, vịt.

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất quy trình phòng, trị bệnh sán lá sinh sản ký sinh ở vịt. Để phòng bệnh sán lá ở vịt có hiệu quả, phân và chất độn chuồng vịt đã được thu gom, ủ theo phương pháp nhiệt sinh học, đồng thời, tiêu độc, khử trùng chuồng trại để diệt trứng sán bằng hóa chất iodine 2% hoặc cloramin B 1,25% (1 lít nước thuốc phun khoảng 10-12 m2 chuồng). Phòng bệnh sán lá bằng thuốc fenbendazole (16 mg/kg thể trọng) hoặc praziquantel (10 mg/kg thể trọng), với 1 liều duy nhất ở các giai đoạn: Vịt 5 tuần tuổi (nuôi lấy thịt); vịt 5 tuần tuổi, 2 tháng tuổi và 6 tháng tuổi (nuôi lấy trứng), sau đó định kỳ tẩy sán mỗi năm 2 lần đã cho kết quả tốt. Sử dụng thuốc fenbendazole (16 mg/kg thể trọng) hoặc praziquantel (10 mg/kg thể trọng), với 2 liều cách nhau 24 giờ đã điều trị có hiệu quả bệnh sán lá ở vịt. Sán lá sinh sản gây viêm ống dẫn trứng và túi Fabricius, vì vậy, trong điều trị cần kết hợp với kháng sinh để chống viêm và nâng cao sức đề kháng cho vịt.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-24
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học