Thực trạng chăn nuôi, sự lưu hành virus PED và yếu tố nguy cơ liên quan đến hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi tại huyện Sóc Sơn (2016)

  • Phạm Minh Hằng
  • Đào Thị Hảo
  • Chu Văn Thanh

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm khảo sát thực trạng chăn nuôi, sự lưu hành virus PED (Porcine Epidemic
Diarrhea) và xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi tại các hộ chăn
nuôi nhỏ lẻ thuộc huyện Sóc Sơn, năm 2016. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ chăn nuôi đều có ý
thức nâng cao hiệu quả nuôi lợn thông qua việc chăm sóc đàn lợn và vệ sinh chuồng trại. Có 55,1%
hộ sử dụng thức ăn công nghiệp, 100% số hộ sử dụng nước giếng khoan trong chăn nuôi và 67% số
hộ thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn 24% số hộ xả thẳng chất thải chăn
nuôi không qua xử lý ra ngoài môi trường. Có 91% số hộ bổ sung kháng sinh vào thức ăn; 56,8% số
hộ không bổ sung premix khoáng và vitamin và 100% số hộ không tiêm phòng vacxin PED cho lợn.
Kết quả khảo sát sự lưu hành virus PED cho thấy 6,6% số mẫu phân lợn bị tiêu chảy dương tính với
virus PED. Các yếu tố chủ quan, bao gồm không bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn; không
định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại; mật độ nuôi cao đã làm tăng nguy cơ lợn mắc hội chứng tiêu
chảy từ 2,58 đến 5,37 lần (p<0,05).
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-04-06
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học