Những giá trị của quan chế thời phong kiến đối với việc hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng ở Việt Nam

  • Phạm Thị Thu Hiền
Từ khóa: Cán bộ, công chức, Đại hội XIII, pháp luật, quan chế.

Tóm tắt

Trong mỗi thời kì lịch sử, sự vận hành, tồn tại và tính hiệu quả của bộ máy nhà nước luôn cần đến nhân tố con người. Do vậy, những người cai trị luôn chú trọng đến việc tuyển dụng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và các chế độ đãi ngộ đối với người thực thi công vụ. Các Hoàng đế thời phong kiến, trên cơ sở quan điểm Nho giáo, Pháp trị và thực tiễn đòi hỏi sự hoàn bị của bộ máy nhà nước, đã tạo dựng được đội ngũ quan lại có năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc, đạo đức và sự trung thành. Những quan điểm, cách thức thực hiện, tính hiệu quả của việc tuyển chọn, sử dụng, việc đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của quan lại, của các Hoàng đế thời phong kiến được ghi chép trong sử liệu và hai bộ Quốc triều hình luậtHoàng Việt luật lệ đã gợi mở những giá trị trong việc quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay một cách có hiệu quả nhất theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-03