Tư tưởng của J.P. Sartre về con người và đạo đức trong tác phẩm “Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản”

  • Trần Thị Điểu
Từ khóa: Đạo đức, hiện sinh, J.P. Sartre.

Tóm tắt

Tác phẩm Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản (Existentialism and Humanism), được Jean Paul Sartre (1905-1980) viết vào năm 1946 nhằm bảo vệ thuyết hiện sinh trước những phê phán của những người theo học thuyết Kitô, chủ nghĩa duy lý, đạo đức học chuẩn tắc. Bài viết tập trung phân tích quan niệm của Sartre về con người và đạo đức trong tác phẩm ấy. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa hiện sinh, Sartre cho rằng con người hiện sinh có tính chủ thể, tức là chủ thể của mình, là con người “dự phóng”, dấn thân và con người vì tha nhân. Quan niệm của Sartre về đạo đức được xoay quanh các phạm trù tự do, trách nhiệm, lo âu. Trong tác phẩm này, Sartre đã cho thấy rằng, xã hội đương thời đang làm tha hoá, phi nhân vị hóa con người, con người cần được trở lại với con người, cần được quyền tự lựa chọn và tự quyết định ý nghĩa cuộc sống.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-01