Phong trào Thơ mới Việt Nam (1932-1945) - nhìn từ xu thế toàn cầu hóa

  • Nguyễn Hữu Sơn
Từ khóa: Phong trào Thơ mới, Thơ mới Việt Nam, nền thơ thế giới, toàn cầu hóa.

Tóm tắt

Trải qua gần một thế kỷ, việc nghiên cứu phong trào Thơ mới Việt Nam trên các phương diện văn học sử, nội dung và hình thức nghệ thuật… đã đạt nhiều thành tựu. Bài viết tập trung sưu tập văn bản xuất hiện ngay trong phong trào Thơ mới với ý nghĩa “người đương thời Thơ mới bàn về Thơ mới” và đặt diện mạo, đặc điểm Thơ mới trong sinh quyển phong trào Thơ mới Việt Nam. Lý giải thực tế phong trào Thơ mới đã tiếp nhận, chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn thơ hiện đại thế giới (Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Nga, Iran…). Nhận diện những cách tân về nội dung, chủ đề, cảm xúc, phạm vi tiếng nói trữ tình, hình thức thể loại, thể thơ, hệ thống biểu tượng, thi pháp, ngôn ngữ, phong cách, giọng điệu. Nhấn mạnh con đường mở rộng quỹ đạo từ khu vực Đông Á đến quan hệ Đông - Tây (chủ yếu là Pháp), tính hiện đại và dân chủ hóa nghệ thuật đã thúc đẩy phong trào Thơ mới Việt Nam hội nhập, toàn cầu hóa chỉ trong một thời gian ngắn…

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-31