Từ khế ước xã hội đến sự hình thành quyền lực nhà nước theo quan điểm của Thomas Hobbes, John Locke và Jean Jacques Rousseau
Tóm tắt
Khế ước xã hội là học thuyết được nhiều nhà triết học chính trị nghiên cứu để luận giải cho sự ra đời của quyền lực nhà nước. Từ việc tìm hiểu và phân tích bản chất con người trong trạng thái tự nhiên, khế ước xã hội chính là kết quả của sự đồng thuận giữa người với người trong việc từ bỏ trạng thái tự nhiên để chuyển sang trạng thái có nhà nước. Về mặt luật pháp, khế ước xã hội là bản hợp đồng, trong đó các thành viên thống nhất nguyên tắc để cùng nhau chung sống trong hòa bình. Do đó, khế ước xã hội được coi là cơ sở cho sự hình thành nhà nước và quyền lực nhà nước. Bài viết này tập trung phân tích quan điểm của các nhà triết học chính trị: Thomas Hobbes, John Locke và Jean Jacques Rousseau từ khế ước xã hội đến sự hình thành quyền lực nhà nước; từ đó, chỉ ra những nét tương đồng, tính kế thừa và sự khác nhau trong quan điểm của các ông.