Về lưỡng đầu chế Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII

  • Lư Vĩ An
Từ khóa: Đàng Ngoài, lưỡng đầu chế, nhị nguyên, song trùng lãnh đạo, thời Lê - Trịnh.

Tóm tắt

Lưỡng đầu chế Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII. Đó là thể chế vừa có vua lại vừa có chúa với hai bộ máy cùng song song tồn tại. Nhằm tìm hiểu lưỡng đầu chế thời Lê - Trịnh, bài viết này khái quát về nguồn gốc của lưỡng đầu chế và các kiểu mô hình nhà nước song song trong lịch sử. Bài viết cũng phân tích bối cảnh lịch sử của Đàng Ngoài thế kỷ XVI dẫn tới sự xuất hiện của lưỡng đầu chế Lê - Trịnh, đồng thời, trình bày cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ở cung vua Lê và phủ chúa Trịnh. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra đánh giá về đặc điểm của lưỡng đầu chế thời Lê - Trịnh cũng như mối quan hệ giữa vua Lê với chúa Trịnh trong thể chế chính trị đặc biệt này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-29