Quá trình khai phá đồng bằng ven biển của cư dân hậu Hòa Bình ở Việt Nam

  • Nguyễn Khắc Sử
Từ khóa: Hậu Hòa Bình, trung kỳ Đá mới, văn hóa Cái Bèo, văn hóa Đa Bút, văn hóa Quỳnh Văn.

Tóm tắt

Hiện nay, ở Việt Nam đã phát hiện hàng trăm di tích trung kỳ Đá mới sau Hòa Bình, có niên đại từ 7.000 đến 4.000 năm cách ngày nay (BP). Các di tích này phân bố ở các vùng địa hình khác nhau: vùng núi Bắc Việt Nam, cao nguyên miền Trung và đồng bằng biển đảo. Nghiên cứu này xem xét quá trình khai phá đồng bằng ven biển của các cộng đồng cư dân: văn hóa Cái Bèo (các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng), quần thể di tích Tràng An (tỉnh Ninh Bình), văn hóa Đa Bút (tỉnh Thanh Hóa - Ninh Bình) và văn hóa Quỳnh Văn (tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh), làm rõ sự thích ứng của con người với biến động của môi trường sinh thái từng vùng; những thành tựu văn hóa của các nhóm cư dân ở đây và vị trí của cộng đồng cư dân vùng đồng bằng ven biển trong tiến trình hình thành và phát triển văn hóa biển tiền sử Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-15