Giáo dục Nho học ở làng xã Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX

  • Nguyễn Thị Lệ Hà
Từ khóa: Nho học, làng xã, Bắc Kỳ, giáo dục.

Tóm tắt

Sau khi thôn tính Bắc Kỳ, cùng với các hoạt động bình định quân sự, thực dân Pháp đã lập kế hoạch đào tạo người Việt để phục vụ cho các mục đích chính trị và kinh tế. Ở Bắc Kỳ, việc thi cử theo Nho học kết thúc năm 1915 tại trường thi Nam Định và ở Trung Kỳ chấm dứt vào năm 1919. Tuy nhiên, ở làng xã Bắc Kỳ nói riêng và cả nước nói chung, Nho học vẫn được giảng dạy và có nhiều học sinh theo học. Mặc dù, giáo dục Pháp - Việt của chính quyền Pháp đã chiếm vị trí thống trị trong xã hội, nhưng cái tâm lý “học dăm ba chữ để làm người” (chữ Hán) vẫn tồn tại trong làng xã. Vì vậy, các lớp học của thầy đồ vẫn còn tồn tại trong hệ thống giáo dục làng xã ở đồng bằng Bắc Kỳ cho đến năm 1945, thậm chí cả nhiều năm sau nữa. Bài viết tìm hiểu về cách thức tổ chức trường lớp, chương trình giảng dạy ở làng xã Bắc Kỳ đến khi kết thúc thi cử theo Nho học năm 1915; sự tồn tại song song hai nền giáo dục phong kiến và Pháp - Việt ở làng xã đến năm 1945.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-15