Tư tưởng chính trị và xã hội của Ngô Thì Nhậm

  • HOÀNG THỊ THƠ
  • TRẦN THỊ THUÝ NGỌC

Tóm tắt

Ngoài những vấn đề siêu hình học trừu tượng, thiết lập nên nguyên tắc trật tự cho vũ trụ nhân sinh như Sắc, Không, Lý, Dục, “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” còn mang tới quan niệm nhập thế của Thiền Phật giáo theo phong cách mới của Nho giáo. Những tư tưởng về chính trị, xã hội thể hiện trong tác phẩm Thiền học rất độc đáo. “Tân thanh” là tiếng nói mới của nhà Thiền dòng Trúc Lâm đề xướng một lối tu hành “đắc đạo” theo khuynh hướng: ở góc độ cá nhân là tu tâm dưỡng tính của nhà nho; ở góc độ xã hội, là dấn thân nhập thế để trì quốc, thực hiện “công nghiệp trị bình” cứu độ chúng sinh, và cũng chính là con đường hướng tới Niết bàn, giải thoát cho nhân quần khỏi khổ đau. Tựu trung lại, con đường làm Phật không sai khác với con đường vươn tới Thánh nhân của Nho gia. Trong tương quan Nho - Phật, các vấn đề chính trị nhân sinh của Nho gia được bổ sung thêm chiều sâu và những sắc thái mới mẻ, phong phú khi được soi chiếu qua góc nhìn bản thể luận và nhận thức luận của Thiền Phật giáo.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-03-26
Chuyên mục
BÀI BÁO