TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG TRONG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

  • Đinh Ngọc Thạch
  • Lê Thị Minh Thy
Từ khóa: văn hóa chính trị, khoan dung, Hồ Chí Minh, đổi mới, hội nhập quốc tế

Tóm tắt

Khoan dung là một trong những yếu tố phổ biến trong hệ giá trị đạo đức, chính trị của dân tộc Việt Nam, có cội nguồn sâu xa từ lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Triết lý ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng nhân văn của Người.

Thấm nhuần tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện chủ trương và chính sách “an dân”, đại đoàn kết dân tộc, dung hòa các mặt đối lập vì mục tiêu lớn, đồng thời tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thêm bạn bớt thù, tiếp thu tinh hoa nhân loại vì sự phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa khoan dung trở thành một trong những kích thích tố, động lực của sự nghiệp đổi mới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-16
Chuyên mục
TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC