NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

  • Nguyễn Văn Quý
Từ khóa: hiện tượng tôn giáo mới, khuynh hướng Phật giáo Nam Bộ, phong trào chấn hưng

Tóm tắt

Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Phật giáo luôn đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của người dân. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, Phật giáo Nam Bộ đã gặp nhiều thách thức về chính trị, tư tưởng, văn hóa, tôn giáo... tuy nhiên, thời kỳ này nhiều tăng sĩ, cư sĩ có tâm huyết với Phật giáo đã vận động Giáo hội Tăng già cải cách và kết quả là phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ hình thành và lan ra miền Trung, miền Bắc.

Nghiên cứu này tiếp cận theo hướng sử học tôn giáo nhằm nêu lên hai khuynh hướng vận động cơ bản của Phật giáo Nam Bộ thời kỳ này: thành lập các hội Phật giáo cùng sự ra đời của những tạp chí Phật học; hình thành các hệ phái Phật giáo mới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-20
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC