MỘT SỐ NGHIÊN CỨU MỚI VỀ NHỮNG DI TÍCH ĐẤT ĐẮP DẠNG TRÒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

  • Nguyễn Khánh Trung Kiên
  • Phạm Hữu Hiến

Tóm tắt

Di tích đất đắp dạng tròn là nơi cư trú có phòng ngự của những cộng đồng cư dân tiền sử Nam Đông Dương sinh sống cách ngày nay khoảng 4.000 - 3.000 năm, được phát hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Việt Nam) và Kampong Cham (Campuchia). Các nghiên cứu gần đây đã làm rõ nét hơn về không gian phân bố, loại hình, đặc điểm cư trú và niên đại của những “ngôi làng tròn” thời tiền sử ở vùng này. Bài viết giới thiệu một số kết quả khảo sát thực địa nhằm xác định lại các di tích đã được phát hiện bởi Louis Malleret vào năm 1959 và cập nhật các kết quả nghiên cứu mới trong năm 2019 liên quan đến phạm vi phân bố và niên đại của một số di tích đất đắp dạng tròn ở Bình Phước.

Từ khóa: tiền sử, di tích đất đắp dạng tròn, Bình Phước

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-11-30
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC