CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA SỬ HỌC QUA PHÂN TÍCH SỬ LUẬN VỀ PHONG TRÀO TÂY SƠN

  • Vũ Thị Thu Thanh

Tóm tắt

Sử học mang hai chức năng chính là chức năng xã hội và chức năng tri thức. Vì sử học có liên quan mật thiết đến chính trị và nhà viết sử không thể thoát khỏi con người xã hội của mình nên hai chức năng này luôn luôn song hành trong một nghiên cứu lịch sử. Giai đoạn 1954 - 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, sử học trở thành một “vũ khí” trên mặt trận tư tưởng, chức năng xã hội của sử học được đề cao. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng sử luận của sử gia miền Bắc về Quang Trung - Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn để tìm hiểu chức năng xã hội của sử học trong giai đoạn này.

Từ khóa: sử học, chức năng xã hội, chức năng tri thức, Quang Trung, Nguyễn Huệ, phong trào Tây Sơn

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-11-30
Chuyên mục
SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC