MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM BÁN HÀNG RONG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP

  • Nguyễn Ngọc Diễm

Tóm tắt

Bán hàng rong là hoạt động kinh tế phi chính thức, tồn tại ở hầu hết đô thị như một hoạt động xã hội gắn liền với bản sắc đô thị. TPHCM, một đô thị đông dân hàng đầu Việt Nam, hiện có số lượng người bán hàng rong rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, góp phần giải quyết sinh kế cho người thu nhập thấp nhưng vẫn bảo đảm diện mạo đô thị, mô hình thí điểm bán hàng rong được chính quyền TPHCM đưa vào áp dụng trên một số tuyến phố. Bài viết phân tích, đánh giá hoạt động thí điểm của mô hình này tại đường Nguyễn Văn Chiêm và công viên Bách Tùng Diệp (TPHCM) dựa trên 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và môi trường, qua đó góp phần làm rõ mức độ phù hợp của mô hình trong đời sống đô thị của Thành phố hiện nay.

Từ khóa: hàng rong, phát triển đô thị, sinh kế, TPHCM

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-11-30
Chuyên mục
KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC - GIÁO DỤC HỌC