Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh&nbsp;</strong></p> TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH vi-VN Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2815-6145 Nghiên cứu đề xuất điều kiện tính toán và áp dụng phương án bố trí đường lò dọc vỉa dưới trụ bảo vệ khi khai thác các vỉa than gần nhau https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90358 <p><em>Khi khai thác các vỉa than gần nhau mà vỉa than ở trên khi khai thác có lưu lại trụ bảo vệ sẽ gây ra sự tập trung ứng suất không chỉ ở trong trụ bảo vệ mà còn cả ở dưới nó, ứng suất phân bố ở dưới trụ bảo vệ không đồng đều. Phía dưới trụ bảo vệ là vùng ứng suất cao, nếu bố trí đường lò ở trong vùng này, đường lò sẽ bị biến dạng và phá hủy rất mạnh, rất khó duy trì ổn định. Ngoài ra, khi khai thác vỉa than phía trên cũng làm mất đi tính nguyên vẹn của lớp đá trụ, đặc biệt là khu vực ngay sát phía dưới trụ bảo vệ với một độ sâu nhất định khiến cho việc lựa chọn loại hình kết cấu chống giữ đường lò dọc vỉa ở dưới nó trở lên phức tạp. Bài báo trên cơ sở phân tích sự hình thành và quy luật phân bố ứng suất dưới trụ bảo vệ, từ đó phân tích đưa ra điều kiện áp dụng và công thức tính toán hợp lý cho từng phương án bố trí đường lò dọc vỉa dưới trụ bảo vệ khi khai thác các vỉa gần nhau</em>.</p> Vũ Đức Quyết Vũ Ngọc Thuần Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 6 6 Nghiên cứu phát triển phần mềm tự động thiết kế hộ chiếu khoan nổ mìn trong autocad cho đường hầm https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90361 <p>Tự động hóa quy trình thiết kế hộ chiếu khoan nổ mìn tạo biên cho đường hầm là vấn đề cấp thiết trong điều kiện thực tế của nước ta. Bài báo trình bày về phương pháp phát triển phần vẽ tự động trong AutoCAD dựa trên những cơ sở lý luận về phương pháp tối ưu, phương pháp đồ thị cũng như thuật toán vẽ tự động trong AutoCAD. Tương tác của phần mềm với AutoCAD là yếu tố mới và quan trọng giúp hoàn thiện một chu trình khép kín tự động trên máy tính từ nhập dữ liệu đến xuất ra hộ chiếu trong AutoCAD nhờ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất và giảm rủi ro trong công tác đào đường hầm.</p> Nguyễn Ngọc Minh Nguyễn Văn Đức Hồ Trung Sỹ Nguyễn Mạnh Tường Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 14 14 Áp dụng mô hình ARDL để xác định mối quan hệ giữa FDI, tiến trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90362 <p><em>Tỉnh Quảng Ninh đang thay đổi từng ngày theo chiều hướng tích cực. Cơ sở hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị được xác định là nhân tố thu hút vốn đầu tư FDI, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững. Với mục đích nghiên cứu là ứng dụng mô hình ARDL vào xác định mối quan hệ giữa FDI, tiến trình công nghiệp hóa với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Sử dụng dữ liệu thống kê trong giai đoạn 2000-2020 của tỉnh Quảng Ninh đã ra kết quả nghiên cứu nhân tố FDI và tiến trình công nghiệp hóa đã giải thích được 99.99% cho sự biến thiên của nhân tố tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ý nghĩa thống kê. Cả hai nhân tố FDI và tiến trình công nghiệp hóa đều có quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế, cụ thể khi tiến trình công nghiệp thay đổi ngay lập tức ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế còn nhân tố FDI thay đổi với độ trễ là ba năm sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thông qua nghiên cứu này, các doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể áp dụng để xác định được mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu </em><em>cũng như</em><em> biết được độ trễ mà các nhân tố ảnh hưởng tác động đến kết quả nghiên cứu.</em></p> Nguyễn Thị Mơ Lu Shi Chang Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 22 22 Xây dựng định mức năng suất và tiêu hao vật tư cho thiết bị khai thác và tuyển quặng tại tổ hợp dự án bô-xit Tân Rai và Nhân Cơ - TKV https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90363 <p><em>Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hiện đang vận hành hai dự án thí điểm trong công nghiệp khai thác, chế biến quặng bô-xít (bauxite) để tiến tới sản xuất nhôm cho nhu cầu của đất nước. Hiện nay, các dự án bauxit Tân Rai và Nhân Cơ đã vận hành ổn định, đạt công suất thiết kế và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, trực tiếp tạo bước đột phá mới cho kinh tế khu vực Tây Nguyên. Trên cơ sở hồ sơ thiết kế công nghệ và thực tế sản xuất tại Công ty </em><em>TNHH MTV </em><em>nhôm Lâm Đồng (</em><em>LDA</em><em>) và Công ty nhôm Đắk Nông (</em><em>DNA</em><em>), nhóm </em><em>tác giả đã triển khai nhiệm vụ của TKV là: Xây dựng định mức năng suất và tiêu hao vật tư cho thiết bị khai thác và tuyển quặng tại Tổ hợp dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ - TKV, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quản trị chi phí và giá thành sản xuất.</em></p> Đặng Thị Thu Giang Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 30 30 Mô hình động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu với hệ điều khiển relay trên phần mềm Matlab - Simulink https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90364 <p><em>Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu (PMSM) là một trong những động cơ được quan tâm nhất hiện nay trong lĩnh vực điều khiển servo công nghiệp, đặc biệt là trong các ứng dụng có độ chính xác cao. Ưu điểm nổi bật của động cơ PMSM là hiệu suất động cơ cao, hệ số công suất cao và tốc độ đầu ra không phụ thuộc vào điện áp. Do đó, việc nghiên cứu một cấu trúc điều khiển đơn giản cho động cơ PMSM có thể giảm chi phí sản xuất một cách hiệu quả. Nhóm tác giả sử dụng điều khiển Relay đơn giản làm thuật toán điều khiển động cơ PMSM. Điều khiển Relay giúp đầu ra của bộ điều khiển ổn định tăng tốc độ điều chỉnh và hạn chế nhiễu nội tại không phụ thuộc thông số động cơ. Bài báo này trình bày xây dựng hệ thống điều khiển Relay cho động cơ PMSM và mô phỏng kết quả trên phần mềm Matlab/Simulink. Kết quả mô phỏng cho thấy đáp ứng tốc độ và momen của hệ thống trong cả thời gian liên tục và thời gian rời rạc đều đạt hiệu suất tốt.</em></p> Phạm Anh Mai Trần Thanh Tuyền Nguyễn Thị Phúc Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 40 40 Phân tích và thiết kế bộ điều khiển hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng Logic mờ https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90365 <p><em>Bài báo này đưa ra phương pháp nghiên cứu phân tích và thiết kế bộ điều khiển cho hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều cao, màu sắc và vật liệu ứng dụng Logic mờ (Fuzzy Logic). Trong đó, các tham số của sản phẩm là chiều cao, màu sắc và vật liệu sẽ được mờ hóa, nhờ vào các luật giải mờ được thiết kế phù hợp để phân loại sản phẩm thành 4 loại: sản phẩm loại 1 là sản phẩm đủ kích thước, màu đen, nhựa; sản phẩm loại 2 là sản phẩm đủ kích thước, màu trắng, nhựa; sản phẩm loại 3 là sản phẩm đủ kích thước, màu trắng, nhôm; (kim loại sản phẩm loại 4 là phế phẩm (chiều cao sai). Kết quả của nghiên cứu đã đạt được là: bộ điều khiển phần loại đảm bảo tỉ lệ phân loại chính xác là 98%, thời gian đáp ứng nhanh.</em></p> Nguyễn Tiến Phúc Hoàng Thị Minh Hồng Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 49 49 Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng điều khiển trực tiếp công suất chỉnh lưu tích cực trong hệ thống truyền động điện điều khiển trực tiếp momen https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90366 <p><em>Hiện nay hệ thống truyền động điện điều chỉnh tần số động cơ không đồng bộ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và cuộc sống với ưu điểm giá thành rẻ, điều chỉnh tốc độ động cơ dễ dàng, tiết kiệm năng lượng, sửa chữa thay thế dễ dàng do các linh kiện được chuẩn hóa công nghiệp. Tuy nhiên, các bộ biến tần phổ biến hiện nay có cấu trúc chỉnh lưu không điều khiển sử dụng điôt sẽ gây ra sóng hài lên nguồn điện cung cấp đầu vào, điều này làm tăng biên độ của điện áp và dòng điện nguồn cung cấp làm ảnh hưởng nặng nề đến các thiết bị điện trong hệ thống điện cũng như tổn thất trên đường dây</em><em>. </em><em>Các giải pháp mà </em><em>bài báo đề cập nhằm </em><em>cải thiện phương pháp điều khiển trực tiếp công suất trong hệ thống truyền động điện điều chỉnh tần số sử dụng phương pháp điều khiển trực tiếp mô men động cơ không đồng bộ ba</em><em> pha. </em></p> Nguyễn Thị Mến Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 56 56 Tìm hiểu một số máy điện đặc biệt mới có xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90367 <p><em>Ngày nay trên thế giới, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà sản xuất ngày càng quan tâm nhiều đến các hệ thống chuyển đổi năng lượng hiện đại. Trong các hệ thống này, máy điện là thành phần chính được chú ý nhiều và không thể thiếu trong sự phát triển của các công nghệ mới cũng như các hệ truyền động tiên tiến. Các máy điện đặc biệt cùng với các bộ truyền động mới hiện nay đang cho thấy giá trị ngày càng gia tăng đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp hiện đại. Bài viết này nhóm tác giả tổng hợp những nghiên cứu phát triển và thách thức mới nhất của máy điện trên thế giới hiện nay. Nội dung chính là thảo luận và tìm hiểu các công nghệ và cấu tạo của máy điện đặc biệt mới. Từ đó chúng ta có thể thấy được các xu hướng và cơ hội phát triển của các máy điện mới có thể cho các ứng dụng tiềm năng hiện đại.</em></p> Vũ Hữu Quảng Trần Thanh Tuyền Ngô Văn Hà Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 64 64 Hợp tác quốc tế của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh: Bối cảnh, thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90368 <p><em>Trong xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo (HTQT) của các trường đại học diễn ra như một tất yếu khách quan và ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các trường đại học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong bài viết này, nhóm tác giả đã nghiên cứu, phân tích vai trò quan trọng của HTQT trong việc thúc đẩy phát triển trường đại học hiện nay; đánh giá một số kết quả tích cực của nền giáo dục đại học Việt Nam sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW; đánh giá thực trạng, kết quả hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, từ đó tìm ra những điểm còn hạn chế, làm cơ sở nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục, để phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động này, mang lại những giá trị thiết thực đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của Nhà trường.</em></p> Vũ Thị Duyên Giang Quốc Khánh Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 76 76 Thực trạng và giải pháp khắc phục vấn đề thụ động trong học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90369 <p><em>Bài báo sử dụng dữ liệu được thu thập thông qua điều tra 220 sinh viên K15 (năm học 2023-2024) để đánh giá thực trạng về tính thụ động trong học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Nội dung bài viết này tập trung (i) đánh giá thực trạng tính thụ động trong học tập, (ii) phân tích các nguyên nhân dẫn đến tính thụ động trong học tập và (iii) đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục tính thụ động trong học tập của sinh viên. Kết quả phân tích cho thấy sinh viên Trường Đại học Công nghệp Quảng Ninh còn rất thụ động trong học tập, tình trạng sinh viên chuẩn bị bài sơ sài trước khi đến lớp hay lười tìm kiếm thông tin sau giờ học vẫn còn nhiều; phương pháp học tập vẫn còn lệ thuộc vào giảng viên; sinh viên chủ động phát biếu, thảo luận còn rất ít. Tính thụ động trong học tập của sinh viên bị ảnh hưởng từ thói quen học tập của sinh viên, từ phương pháp giảng dạy của giảng viên và từ điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. </em></p> Nguyễn Thị Hải Ninh Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 84 84 Nghiên cứu mô hình Blended learning trong dạy học toán cao cấp tại Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90370 <p><em>Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã và đang tác động hầu hết các lĩnh vực trong xã hội trong đó có giáo dục, tạo điều kiện cho sự đổi mới các hình thức giảng dạy trên nền tảng công nghệ số, trong đó mô hình học tập Blended learning (B-Learning) là sự kết hợp giữa môi trường học tập offline và môi trường học tập online đang là một hình thức dạy học được nghiên cứu và triển khai rộng rãi trong và ngoài nước vì tính ưu việt như: chương trình linh hoạt, dễ cập nhật, đáp ứng mọi nhu cầu người học, nguồn tài liệu học online phong phú, cơ hội giao tiếp mở rộng,…Trong khuôn khổ bài viết, tác giả giới thiệu cơ sở lý luận, ưu điểm của mô hình B-Learning, từ đó phân tích và đưa ra một số giải pháp vận dụng B-Learning một cách hiệu quả trong hoạt động giảng dạy Toán cao cấp cho sinh viên nhà trường.</em></p> Phạm Ngọc Hải Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 92 92 Nghiên cứu giảng dạy vật lí đại cương có hướng dẫn theo module: Phát triển năng lực tự học cho sinh viên https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90371 <p><em>Phát triển năng lực cho sinh viên trong đào tạo đại học là yêu cầu của ngành giáo dục đặt ra cho giáo dục đại học, đặc biệt là phát triển năng lực tự học cho sinh viên. Sử dụng tài liệu có hướng dẫn theo module trong dạy học Vật lí đại cương ở Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (QUI) đã bước đầu mang lại những kết quả khả quan, giúp sinh viên nâng cao năng lực tự học từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Trong bài báo này, nhóm tác giả&nbsp; trình bày tới độc giả thực trạng tự học của sinh viên của QUI, nguyên nhân của thực trạng. </em><em>Khái niệm, cấu trúc và qui trình soạn tài liệu dạy học có hướng dẫn theo module. Hiệu quả của việc áp dụng giảng dạy vật lí đại cương có hướng dẫn theo module nhằm phát triển năng lực tự học ở QUI.</em></p> Lê Thị Thanh Hoa Nguyễn Thị Như Hoa Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 101 101 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90372 <p><em>Hoạt động ngoại khóa môn học giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&amp;AN) là một nội dung rất quan trọng giúp cho sinh viên phát triển về tư duy, phát huy năng lực hoạt động thể chất và trí tuệ, biết vận dụng những kiến thức quốc phòng, an ninh đã học vào thực tiễn. Đồng thời hoạt động ngoại khóa còn giúp cho sinh viên biết cách tự tìm hiểu nghiên cứu để nâng cao mở rộng kiến thức và có thêm động lực học tập, yêu thích hơn môn học GDQP&amp;AN và có thái độ tích cực trong học tập, rèn luyện. Mặt khác, hoạt động ngoại khóa môn học GDQP&amp;AN còn giúp cho sinh viên thể hiện năng khiếu của bản thân, phát huy khả năng ứng xử linh hoạt, nâng cao kĩ năng mềm và hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Thông qua hoạt động ngoại khóa môn học GDQP&amp;AN sinh viên được cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng mà chương trình chính khóa không có và có thêm điều kiện rèn luyện thái độ, hành vi, lối sống tích cực, nâng cao tinh thần yêu nước sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.</em></p> Đoàn Quang Hậu Dương Khắc Mạnh Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 113 113 Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng: Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên và sinh viên https://www.vjol.info.vn/index.php/jstqui/article/view/90373 <p><em>Đấu tranh chống các quan điểm sai trái và thù địch là nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của Đảng và chế độ xã hội. Mọi người, đặc biệt là cán bộ, giảng viên và sinh viên, càng cần phải nâng cao trình độ lý luận chính trị, cảnh giác khi sử dụng không gian mạng trong thời đại chuyển đổi số hiện nay. Chúng ta phải tỉnh táo để nhận ra những ý đồ nham hiểm của các thế lực thù địch và phânbiệt giữa quan điểm sai trái và phê bình chính đáng. Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, chúng ta phải vận dụng những tiện ích của mạng xã hội, không gian mạng để làm tốt công tác tuyên giáo, tuyên truyền trên không gian mạng, không gian mạng được xem như một mặt trận mà chúng ta phải quan tâm, xem đó là một phương thức tuyên truyền dễ tiếp cận với quần chúng nhân dân. Đây chính phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ tư tưởng của cán bộ, giảng viên, sinh viên, là nơi để họ có thể vận dụng nhận thức của mình để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái.</em><strong>&nbsp;</strong></p> Trần Quốc Hưng Trương Thị Khánh Ly Bản quyền (c) 2023 Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ QUI 2024-01-30 2024-01-30 1 04 121 121