https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/issue/feed Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 2023-12-05T15:27:18+07:00 Lê Văn Tán levantan@iuh.edu.vn Open Journal Systems <p><strong>Tạp chí của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh</strong></p> https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87749 SỰ THAY ĐỔI HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID-19 2023-12-05T15:26:18+07:00 TRẦN MINH KIÊN phamxuangiang@iuh.edu.vn PHẠM XUÂN GIANG phamxuangiang@iuh.edu.vn <p>Khủng hoảng nói chung, khủng hoảng COVID-19 nói riêng làm thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân. Sự thay đổi này là do nhiều yếu tố tác động và kết quả của nó có mặt tiêu cực nhưng cũng có mặt tích cực<strong>.&nbsp;</strong>Với cỡ mẫu 248, nghiên cứu đã đo lường mức độ ảnh hưởng của 05 yếu tố đến sự thay đổi hành vi tiêu dùng trong đại dịch của người dân tỉnh Quảng Ngãi. Mức độ ảnh hưởng của 05 yếu tố lần lượt là Sự sụt giảm thu nhập với beta 0,333, Giãn cách xã hội với 0,280, Sự quan tâm đến sức khỏe là 0,259, Sự thích ứng với mua sắm trực tuyến là 0,205 và cuối cùng là Sự thiếu hụt nguồn hàng với bêta bằng 0,191. Trên cơ sở đó, 05 khuyến nghị cho người dân và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của sự thay đổi hành vi tiêu dùng đã được đề xuất. Các khuyến nghị này mang tính phổ quát, vì vậy không những có ý nghĩa trong khủng hoảng đại dịch COVID-19 mà còn cho cả trong các cuộc khủng hoảng khác có thể xảy ra như chiến tranh, thiên tai, mất mùa...</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4816">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4816</a></p> 2023-12-02T16:17:31+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87750 QUẢN LÝ THU NHẬP, CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ RỦI RO PHÁ SẢN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM 2023-12-05T15:26:27+07:00 HUỲNH LÊ YẾN NHI binhht@hcma2.edu.vn HOÀNG TRỌNG BÌNH binhht@hcma2.edu.vn <p>Nghiên cứu này xem xét tác động của quản lý thu nhập dồn tích và chiến lược kinh doanh đến rủi ro phá sản. Hồi quy bội (MLS) và hồi quy M-Estimator được thực hiện trên dữ liệu của 200 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020. Kết quả cho thấy quản lý thu nhập và rủi ro phá sản có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Khi các công ty thực hiện quản lý thu nhập quá mức, sức mạnh tài chính của công ty sẽ giảm xuống, dẫn đến nguy cơ phá sản cao hơn trong tương lai. Trong khi đó, các công ty thực hiện một trong hai chiến lược kinh doanh là dẫn đầu về chi phí hoặc tạo sự khác biệt giảm thiểu đáng kể nguy cơ phá sản.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4817">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4817</a></p> 2023-12-02T16:20:32+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87751 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2023-12-05T15:26:32+07:00 HUỲNH QUANG MINH huynhquangminh@iuh.edu.vn NGUYỄN THỊ THƠ huynhquangminh@iuh.edu.vn <p>Nghiên cứu này nhằm mục đích giúp các chủ kinh doanh nhà trọ có căn cứ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên để có những chiến lược phù hợp thu hút và thỏa mãn nhu cầu sinh viên thuê nhà trọ tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Tác giả đã thực hiện thu thập 422 mẫu khảo sát hợp lệ thông qua việc khảo sát trực tiếp và trực tuyến sinh viên trên địa bàn TP.HCM. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS gồm thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và kiểm định các giả thuyết của mô hình bằng phương pháp hồi quy bội. Kết quả phân tích cho thấy có 8 nhân tố tác động đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên tại TP.HCM bao gồm: giá cả cảm nhận, vị trí, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, an ninh, môi trường sống, quan hệ xã hội, và chương trình khuyến mại.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4818">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4818</a></p> 2023-12-02T16:22:50+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87752 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC QUẢNG BÁ TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI 2023-12-05T15:26:38+07:00 TRƯƠNG HỮU NGHĨA nguyenthituc@iuh.edu.vn NGUYỄN THỊ TÚC nguyenthituc@iuh.edu.vn <p>Mục đích nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng tại TP.HCM đối với sản phẩm địa phương được quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội. Tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng với 540 mẫu khảo sát được thu thập trực tiếp từ đáp viên thông qua Google Form. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện thống kê mô tả và SmartPLS 3.0 để phân tích cấu trúc tuyến tính. Kết quả dữ liệu cho thấy Thái độ của người dùng đối với sản phẩm địa phương được quảng bá trên nền tảng mạng xã hội bị tác động mạnh nhất bởi yếu tố Ngữ cảnh, tiếp theo là Thái độ người tiêu dùng đối với người ảnh hưởng, Chất lượng cảm nhận, Kiến thức người tiêu dùng, cuối cùng là Chủ nghĩa dân tộc. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các hàm ý quản trị để cải thiện thái độ người tiêu dùng đối với sản phẩm địa phương, thúc đẩy hành vi mua và sử dụng của họ.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4819">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4819</a></p> 2023-12-02T16:25:40+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87753 XÁC ĐỊNH VÀ ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT KIỂM TOÁN CÓ SỰ HỖ TRỢ TỪ MÁY TÍNH (CAAT) CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM 2023-12-05T15:26:42+07:00 NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY nguyenthiphuongthuy@iuh.edu.vn NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG nguyenthiphuongthuy@iuh.edu.vn <p>Sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số đã làm thay đổi hoạt động của nhiều loại hình kinh doanh và ngành công nghiệp khác nhau. Dịch vụ kiểm toán, đảm nhiệm việc đánh giá sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính – kế toán và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức, cũng phải thực hiện các hoạt động nghề nghiệp ngày càng phức tạp. Trong bối cảnh đó, các kỹ thuật kiểm toán có sự hỗ trợ của máy tính (CAAT) cung cấp cho kiểm toán viên nhiều lợi thế để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả. Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định và xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận hoặc áp dụng CAAT trong kiểm toán báo cáo tài chính. Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: phương pháp định tính (thu thập tài liệu, phỏng vấn chuyên gia) được sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi; phương pháp định lượng (thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và phân tích hồi quy) được sử dụng để kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình. Dữ liệu được thu thập thông qua quá trình khảo sát các kiểm toán viên độc lập tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định chấp nhận sử dụng CAAT của kiểm toán viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về hiệu suất kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội và các điều kiện thuận lợi.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4820">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4820</a></p> 2023-12-02T16:28:11+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87754 ĐẠI DỊCH COVID-19, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2023-12-05T15:26:47+07:00 NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG nguyenthimyphuong@iuh.edu.vn <p>Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa đại dịch COVID-19, rủi ro và hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) trong giai đoạn 2009-2021. Nghiên cứu bao gồm ba giai đoạn: (i) Đo lường COVID-19 bằng cách sử dụng biến giả về thời gian xảy ra đại dịch, đo lường rủi ro và hiệu quả của các NHTMVN qua cách tiếp cận Z-score và phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Approach - DEA); (ii) Áp dụng mô hình Bayesian Model Averaging (BMA) để kiểm định tác động của đại dịch COVID-19 đến rủi ro và hiệu quả của các NHTMVN; (iii) Áp dụng mô hình Panel Vector Autoregression (PVAR) và kỹ thuật Granger để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro và hiệu quả của các NHTMVN. Kết quả nghiên cứu cho thấy đại dịch COVID-19 có tác động cùng chiều đến rủi ro và tác động ngược chiều đến hiệu quả của các NHTMVN. Ngoài ra, các biến kiểm soát gồm khả năng sinh lời, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nợ xấu, qui mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, tăng trưởng tín dụng, thu nhập ngoài lãi, khả năng thanh khoản, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất đều có tác động mạnh mẽ đến rủi ro và hiệu quả của các NHTMVN. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa rủi ro và hiệu quả của các NHTMVN. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị ngân hàng và nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh đại dịch COVID-19.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4821">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4821</a></p> 2023-12-02T16:30:22+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87857 ẢNH HƯỞNG CỦA TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP ĐỐI VỚI KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2023-12-05T15:26:52+07:00 NGUYỄN THỊ THU TRANG nguyenthithutrang@iuh.edu.vn ĐÀO THỊ NGUYỆT ÁNH nguyenthithutrang@iuh.edu.vn NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP nguyenthithutrang@iuh.edu.vn LÝ THANH BÌNH nguyenthithutrang@iuh.edu.vn PHẠM THỊ OANH nguyenthithutrang@iuh.edu.vn ĐỖ THỊ THÌN nguyenthithutrang@iuh.edu.vn <p>Nghiên cứu đo lường mức độ ảnh hưởng của trải nghiệm học tập đối với các kết quả sinh viên đạt được trong năm học đầu tiên tại trường Đại học Công nghiệp TP. HCM (IUH). Đây là một chủ đề còn tương đối mới trong các nghiên cứu về giáo dục đại học Việt Nam. Dữ liệu thu được từ phiếu trả lời khảo sát của 898 sinh viên năm thứ nhất trường IUH cho thấy trải nghiệm học tập, xét tổng thể, có ảnh hưởng tích cực đối với kết quả sinh viên đạt được bao gồm sự phát triển về kiến thức, kỹ năng, nhân cách; điểm số; sự hài lòng và sự gắn bó với Nhà trường của sinh viên năm nhất IUH. Các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến kết quả nhất bao gồm nỗ lực học tập của sinh viên, sự hỗ trợ của Nhà trường dành cho sinh viên trong học tập và đời sống, chất lượng các mối quan hệ của sinh viên với những thành viên khác của trường. Các yếu tố còn lại, trừ “Hoạt động nhóm”, đều có ảnh hưởng với ít nhất một kết quả. Tuy nhiên, tương tác giữa giảng viên và sinh viên lại có ảnh hưởng tiêu cực với sự hài lòng của sinh viên.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4822">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4822</a></p> 2023-12-05T15:00:12+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87858 NÂNG CAO TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2023-12-05T15:26:56+07:00 NGUYỄN THỊ THÚY CƯỜNG nguyenthithuycuong@iuh.edu.vn <p>Bài viết làm rõ một số vấn đề lý luận về tư duy phản biện và một số vấn đề lý luận của triết học Mác - Lênin về khái niệm, vai trò của tư duy phản biện cũng như vai trò của triết học trong việc nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên. Sự cần thiết nâng cao tư duy phản biện cho sinh viên thông qua giảng dạy môn triết học Mác - Lênin. Nghiên cứu thực trạng nâng cao tư duy phản biện cho sinh viên thông qua dạy học môn triết học Mác - Lênin tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra những kết quả đạt được và một số hạn chế. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số định hướng nhằm phát triển tư duy phản biện cho sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4823">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4823</a></p> 2023-12-05T15:03:07+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87859 BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2023-12-05T15:26:59+07:00 BÙI THỊ HẢO buithihao@iuh.edu.vn <section class="article-main"> <div id="summary" class="article-summary"> <div class="article-abstract"> <p>Để nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ cho sinh viên thì ngoài những yếu tố giáo dục, đào tạo từ nhà trường, sinh viên phải phát huy tinh thần tự giác trong học tập. Hiện nay, bên cạnh những sinh viên chủ động, tích cực nâng cao năng lực cho bản thân thì không ít sinh viên học tập đối phó, qua loa, đặc biệt là đối với các môn nặng lý thuyết hàn lâm, có tính trừu tượng và khái quát hóa cao như các môn Lý luận chính trị (LLCT). Để nâng cao năng lực tự học các môn LLCT cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho Nhà trường, bài báo khảo sát 420 sinh viên đang theo học tại Trường để lấy số liệu phân tích, từ đó đề xuất 3 biện pháp cơ bản, đó là tăng cường sự nỗ lực của bản thân sinh viên; giảng viên tác động đến năng lực tự học của sinh viên và nhà trường cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập nhằm nâng cao năng lực tự học các môn LLCT cho sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHCNTPHCM) hiện nay.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4827">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4827</a></p> </div> </div> </section> <section class="article-more-details"> <div class="panel panel-default issue">&nbsp;</div> </section> 2023-12-05T15:08:27+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87860 BIỆN PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN MỘT SỐ NHÓM FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2023-12-05T15:27:03+07:00 HỒ VĂN ĐỨC hovanduc@iuh.edu.vn <p>Facebook là một trong những mạng xã hội lớn nhất hiện nay, Facebook không chỉ là nơi con người có thể bộc lộ những trạng thái cảm xúc, mà còn là nơi kết bạn, sẻ chia thông tin giữa những người dùng. Tiện ích mà Facebook mang lại vốn không thể phủ nhận, nhưng bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội Facebook cũng kéo theo những mặt trái cần được quan tâm. Phải chăng nguyên nhân của thực trạng này nằm ở văn hóa sử dụng Facebook của con người? Thông qua bài viết này, trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao văn hóa ứng xử trên một số nhóm Facebook lớn của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4828">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4828</a></p> 2023-12-05T15:11:38+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87861 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NHIỀU BỘ TIÊU CHUẨN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CẤP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHÁC NHAU 2023-12-05T15:27:06+07:00 ĐỖ KHOA THÚY KHA dokhoathuykha@iuh.edu.vn <p>Bảo đảm chất lượng trong giáo dục đại học đã và đang trở thành điều kiện bắt buộc để duy trì chương trình đào tạo ở nước ta. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay có 10 tổ chức kiểm định/ đánh giá chất lượng của khu vực và quốc tế hoạt động ở Việt Nam và trong những năm gần đây, xu hướng các trường đại học của Việt Nam tìm kiếm sự công nhận của nhiều tổ chức kiểm định trong và ngoài nước đang tăng lên. Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong mạnh mẽ là giải pháp để bảo đảm chất lượng một các bền vững ở các cơ sở giáo dục. Bài báo này nghiên cứu về hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong của trường đại học, phân tích các bộ tiêu chuẩn kiểm định của các tổ chức kiểm định đang hoạt động tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong của trường ĐHCN Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của nhiều bộ tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng<strong>.</strong></p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4829">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4829</a></p> 2023-12-05T15:14:05+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87862 QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII VỀ “DÂN THỤ HƯỞNG” VÀ VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 2023-12-05T15:27:08+07:00 NGUYỄN TRUNG DŨNG ntdung@iuh.edu.vn <p>Quan điểm về “dân thụ hưởng” là một trong những điểm mới nổi bật, quan trọng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu Nhân dân là trung tâm, và là chủ thể của sự phát triển, của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân có quyền và được đảm bảo quyền thụ hưởng các thành quả của con tàu tăng trưởng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hội nhập. Bài viết nhằm tìm hiểu nội dung của quan điểm về “dân thụ hưởng”, qua đó vận dụng nội dung này vào giảng dạy các môn lý luận chính trị.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4830">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4830</a></p> 2023-12-05T15:16:12+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87863 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO DÀI NAM HIỆN ĐẠI 2023-12-05T15:27:11+07:00 NGUYỄN MẬU TÙNG nguyenmautung@iuh.edu.vn TRẦN THỊ MINH KIỀU nguyenmautung@iuh.edu.vn LÊ QUANG BÌNH nguyenmautung@iuh.edu.vn <p>Áo dài là loại trang phục truyền thống được sử dụng phổ biến ở nước ta nhất trong các lễ hội lớn trọng đại và sử dụng cho giáo viên, học sinh phổ thông…, vì vậy, thiết kế trang phục này đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học, trường dạy nghề có ngành công nghệ thời trang. Phương pháp thiết kế áo dài nữ đa số các trường đều giảng dạy nhưng áo dài nam thì chưa thấy đề cập, do đó việc nghiên cứu phương pháp thiết kế áo dài nam là cần thiết. Ngày nay đời sống xã hội phát triển nhu cầu ăn mặc càng cao và xu hướng trang phục truyền thống càng chú trọng, nên việc đề xuất phương pháp nghiên cứu áo dài nam sẽ hỗ trợ tốt cho giáo viên và sinh viên ngành công nghệ dệt, may và thiết kế thời trang nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu mặc đẹp của xã hội.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4831">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4831</a></p> 2023-12-05T15:18:54+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87864 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU DÀI VÀ ĐỘ XÒE ÁO ĐẦM CÔNG SỞ TỚI ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÙNG 2023-12-05T15:27:13+07:00 NGUYỄN THỊ MỸ CHIÊN nguyenthimychien@iuh.edu.vn NGUYỄN THỊ HẰNG nguyenthimychien@iuh.edu.vn NGUYỄN THỊ THANH TRÚC nguyenthimychien@iuh.edu.vn <p>Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn một chiếc áo đầm công sở của người dùng như màu sắc, vật liệu may, kiểu dáng, giá cả, độ tiện nghi… trong đó chiều dài và độ xòe là 2 thông số kỹ thuật quan trọng. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu xác định ảnh hưởng của chiều dài, độ xòe rộng của gấu (lai) áo đầm công sở tới đánh giá của người dùng ứng dụng mô hình hồi qui Logistic. Độ tiện nghi vận động và đánh giá của người dùng được xác định bằng phương pháp mặc thử của 50 nữ nhân viên công sở với lần lượt 25 chiếc áo đầm có chiều dài và độ xòe rộng khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho thấy giữa chiều dài và độ tiện nghi vận động tồn tại mối quan hệ với nhau. Khi chiều dài áo đầm giảm thì độ tiện nghi vận động có xu hướng tăng lên và sau đó giảm dần khi đạt được giá trị lớn nhất. Chiều dài và độ tiện nghi vận động của áo đầm có mối quan hệ với xác suất “thích” của mẫu theo mô hình logistic. Xác suất được người tiêu dùng “thích” mẫu áo đầm tăng lên khi độ tiện nghi vận động tăng. Khi chiều dài áo đầm tăng 1cm và độ tiện nghi vận động tăng 1 điểm thì tỷ số khả dĩ “thích” giảm và tăng tương ứng 8,95% và 10,29%. Tồn tại quan hệ tuyến tính giữa xác suất “thích” thực tế và dự báo của mẫu áo đầm với hệ số xác định R2= 0,9111.</p> <p>Bài báo: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4832">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4832</a></p> 2023-12-05T15:21:38+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh https://www.vjol.info.vn/index.php/jstiuh/article/view/87866 TÍNH HỢP LÝ CỦA BA ĐỊNH LUẬT NEWTON VỀ CHUYỂN ĐỘNG 2023-12-05T15:27:16+07:00 ĐỖ VĂN NĂNG dovannang@iuh.edu.vn TRƯƠNG ĐẶNG HOÀI THU dovannang@iuh.edu.vn NGUYỄN NGỌC GIÀU dovannang@iuh.edu.vn <section class="article-main"> <div id="summary" class="article-summary"> <div class="article-abstract"> <p>Trong nghiên cứu này, tính hợp lý của ba định luật về chuyển động của Newton và phạm vi áp dụng của chúng được phân tích một cách chi tiết. Kết quả cho thấy định luật I không đơn thuần là định luật quán tính, mà nó đặt ra hệ quy chiếu, điểm nhìn để xem xét chuyển động của các vật. Đồng thời, nghiên cứu khẳng định hệ quy chiếu phi quán tính không phải là hạn chế của định luật II và định luật II cũng không phải là định nghĩa của lực. Bên cạnh đó, bài báo cáo đề cập tới những nhầm lẫn khi áp dụng định luật III Newton và chứng minh rằng định luật này không phải là tuyệt đối. Cụ thể, lực Coulomb dựa trên tính toán lý thuyết trong thuyết tương đối hẹp không phù hợp với phát biểu về định luật III của Newton.</p> </div> </div> </section> <section class="article-more-details"> <div class="panel panel-default issue">Bài baó: <a href="https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4834">https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4834</a></div> </section> 2023-12-05T15:25:59+07:00 Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh