NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU DÀI VÀ ĐỘ XÒE ÁO ĐẦM CÔNG SỞ TỚI ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÙNG

  • NGUYỄN THỊ MỸ CHIÊN
  • NGUYỄN THỊ HẰNG
  • NGUYỄN THỊ THANH TRÚC
Từ khóa: Áo đầm công sở, người dùng thử, mô hình logistic, độ tiện nghi vận động

Tóm tắt

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn một chiếc áo đầm công sở của người dùng như màu sắc, vật liệu may, kiểu dáng, giá cả, độ tiện nghi… trong đó chiều dài và độ xòe là 2 thông số kỹ thuật quan trọng. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu xác định ảnh hưởng của chiều dài, độ xòe rộng của gấu (lai) áo đầm công sở tới đánh giá của người dùng ứng dụng mô hình hồi qui Logistic. Độ tiện nghi vận động và đánh giá của người dùng được xác định bằng phương pháp mặc thử của 50 nữ nhân viên công sở với lần lượt 25 chiếc áo đầm có chiều dài và độ xòe rộng khác nhau. Kết quả thực nghiệm cho thấy giữa chiều dài và độ tiện nghi vận động tồn tại mối quan hệ với nhau. Khi chiều dài áo đầm giảm thì độ tiện nghi vận động có xu hướng tăng lên và sau đó giảm dần khi đạt được giá trị lớn nhất. Chiều dài và độ tiện nghi vận động của áo đầm có mối quan hệ với xác suất “thích” của mẫu theo mô hình logistic. Xác suất được người tiêu dùng “thích” mẫu áo đầm tăng lên khi độ tiện nghi vận động tăng. Khi chiều dài áo đầm tăng 1cm và độ tiện nghi vận động tăng 1 điểm thì tỷ số khả dĩ “thích” giảm và tăng tương ứng 8,95% và 10,29%. Tồn tại quan hệ tuyến tính giữa xác suất “thích” thực tế và dự báo của mẫu áo đầm với hệ số xác định R2= 0,9111.

Bài báo: https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4832

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-05