ĐẠI DỊCH COVID-19, RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

  • NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG
Từ khóa: COVID-19, rủi ro, hiệu quả ngân hàng, Z-score, DEA, BMA

Tóm tắt

Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa đại dịch COVID-19, rủi ro và hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) trong giai đoạn 2009-2021. Nghiên cứu bao gồm ba giai đoạn: (i) Đo lường COVID-19 bằng cách sử dụng biến giả về thời gian xảy ra đại dịch, đo lường rủi ro và hiệu quả của các NHTMVN qua cách tiếp cận Z-score và phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Approach - DEA); (ii) Áp dụng mô hình Bayesian Model Averaging (BMA) để kiểm định tác động của đại dịch COVID-19 đến rủi ro và hiệu quả của các NHTMVN; (iii) Áp dụng mô hình Panel Vector Autoregression (PVAR) và kỹ thuật Granger để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro và hiệu quả của các NHTMVN. Kết quả nghiên cứu cho thấy đại dịch COVID-19 có tác động cùng chiều đến rủi ro và tác động ngược chiều đến hiệu quả của các NHTMVN. Ngoài ra, các biến kiểm soát gồm khả năng sinh lời, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nợ xấu, qui mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, tăng trưởng tín dụng, thu nhập ngoài lãi, khả năng thanh khoản, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất đều có tác động mạnh mẽ đến rủi ro và hiệu quả của các NHTMVN. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa rủi ro và hiệu quả của các NHTMVN. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị ngân hàng và nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Bài báo: https://doi.org/10.46242/jstiuh.v63i03.4821

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-02