Đánh giá ô nhiễm arsen trên lưu vực sông hồng: quan trắc tần suất cao kết hợp với phân tích không gian GIS

  • Đặng Thị Hà
  • Alexandra Coynel
  • Cecile Grosbois

Tóm tắt

Dựa trên các kết quả hàm lượng kim loại asen (dạng hòa tan và lơ lửng) thu được từ hai đợt lấy mẫu 40 điểm trên toàn lưu vực sông Hồng ở Việt Nam vào mùa khô và mùa mưa trong năm 2009, sự biến đổi theo mùa và theo không gian hàm lượng As trên lưu vực sông Hồng  đã  được xác  định. Các kết quảchỉra rằng nếu hàm lượng As hòa tan  đo  được trong mùa mưa thấp hơn trong mùa khô do hiện tượng pha loãng bởi nước mưa thì ngược lại, hàm lượng As lơ lửng trong mùa mưa lại cao hơn nhiều trong mùa khô cho thấy sự thay đổi các nguồn As lơ lửng trong nước sông Hồng theo  điều kiện thủy văn. Hơn thế,  để xác  định được sự phân bố theo không gian và các  điểm dị thường (anomaly) hàm lượng As trên toàn bộ lưu vực sông Hồng tại Việt Nam, chúng tôi  đã sử dụng phân tích thống kê  đa chiều kết hợp bản  đồ bằng công cụ GIS. Theo  đó, hàm lượng As cao nhất đo được phân bố trên thượng lưu các sông và chúng giảm mạnh về phía hạ lưu.  Điều  đó cho thấy nguồn gốc kim loại As trong nước sông Hồng là từ thượng lưu tại Trung Quốc. Cuối cùng, sự so sánh giữa hàm lượng As hòa tan thu được trên toàn lưu vực sông Hồng với quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) chỉ ra rằng chất lượng nước (xét theo chỉtiêu As hòa tan) tại vùng thượng lưu tương đối xấu và ở mức trung bình tại vùng hạ lưu. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-01-18
Chuyên mục
Articles