Giảm phát thải khí mê tan trong thay đổi phương thức quản lí phân và xử lí dịch thải sau biogas

  • Ngô Kim Chi
  • Đặng Ngọc Phượng
  • Nguyễn Xuân Dũng

Tóm tắt

Vận dụng các phương pháp luận của Ủy ban liên quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC): AMS.IIID ( thu hồi khí mê tan trong các hệ thống quản lí phân), AMS.IIIH ( thu  hồi khí mê tan trong xử lý nước thải ) và AMS.IC ( sử dụng khí sinh học thay thế điện năng và nhiệt năng), kết hợp các thông số phân tích và đo đạc thực địa đã tính được phát thải nền, phát thải dự án và giảm thải khí mê tan trong xử lý chất thải cho một mô hình chăn nuôi quy mô trang trại nhỏ 45 con/hộ và tính cho toàn huyện Yên Lạc với đầu lợn 58806 con. Theo khảo sát năm 2009, 52400 con lợn của Yên Lạc thải ra 104,8 tấn phân lợn/ngày tương đương thải ra trên 6288 m3CH4/ngày. Việc quản lí phân trong hầm bioga, thay vì thải trực tiếp ra môi trường đã góp phần giảm 0,315 tCO2/con/năm. Tiếp tục thu khí và xử lí dịch thải trong bể xử lí kị khí tăng cường cho kết quả giảm phát thải khí nhà kính thêm một lượng là 0,082 đến 0,089 tCO2/con/năm. Khi sử dụng khí sinh học thu được tại bể thu khí chính và bể kị khí tăng cượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch và điện năng thì góp phần giảm phát thải một lượng khí nhà kính là 0,072 tCO2/con/năm. Tổng giảm phát thải khí nhà kinh cho toàn bộ mô hình biogas cải tiến là 0,469 tCO­2e  đến 0,476 tCO­2e /con/năm. Nhận thấy, giai đoạn xử lí dịch thải sau biogas trong mô hình biogas cải tiến đã góp phần giảm phát thải một lượng khí nhà kính đáng kể là 5233,7  tCO­2e  toàn huyện, cho thấy mô hình biogas cải tiến là ưu việt, hiệu quả hơn so với mô hình truyền thống. Đặc biệt với tiềm năng giảm thải khí mê tan của đàn lợn huyện Yên Lạc năm 2010 là 2799 ltCO2e, có thể tìm kiếm cơ hội cho dự án cơ chế phát triển sạch.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-11-10
Chuyên mục
Articles