Ảnh hưởng của phương pháp và điều kiện nuôi cấy đến sự tổng hợp chất màu và hoạt chất monacolin của các chủng nấm mốc đỏ Monascus purpureus 5057 và 5085

  • Nguyễn Thị Hoài Trâm
  • Đỗ Thị Thủy Lê
  • Bùi Thị Hồng Phương
  • Đỗ Thị Thanh Huyền
  • Phạm Đức Toàn
  • Trịnh Thị Kim Vân
  • Trần Trung Dũng
  • Hoàng Đình Hòa
  • Zhao Hai

Tóm tắt

Hai chủng nấm mốc đỏ Monascus purpureus 5057 và 5085 trong  Sưu tập giống vi sinh vật công nghiệp Viện Công nghiệp thực phẩm đã được nghiên cứu khảo sát khả năng tổng hợp chất màu và hoạt chất Monacolin theo phương pháp nuôi cấy bề mặt và nuôi cấy chìm. Khi nuôi cấy bề mặt trên môi trường lên men gạo hấp, cả hai chủng đều tổng hợp các chất màu vàng, da cam hấp thụ cực đại ở các bước sóng tương ứng là 370 và 400 nm cao hơn so với màu  đỏ hấp thụ ở bước sóng 500 nm từ 1,5 đến 1,8 lần. Chủng M. purpureus 5085 tổng hợp Monacolin cả khi nuôi cấy bề mặt và nuôi cấy chìm, còn M. purpureus 5057 chỉ tổng hợp Monacolin khi nuôi cấy theo phương pháp lên men chìm. Nhiệt độ nuôi cấy là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tổng hợp chất màu khi nuôi cấy  M. purpureus 5057 theo phương pháp lên men bề mặt: ở 25 và 30oC, M. purpureus 5057 tổng hợp màu vàng và màu da cam cao hơn từ 2,9 đến 3,1 lần so với màu đỏ, nhưng khi nhiệt độ nuôi cấy tăng lên đến 35oC, sự tổng hợp các chất màu đều giảm. Khi nuôi cấy M. purpureus 5057 theo phương pháp lên men chìm trên môi trường chứa glucoza, cao nấm men, muối khoáng và glutamat natri, pH = 5,5, ở nhiệt độ 30oC, hiệu suất tổng hợp sinh khối hệ sợi cũng như các chất màu vàng, da cam, đỏ trong sinh khối hệ sợi và tiết xuất ra môi trường nuôi cấy đạt giá trị cao nhất.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-11-03
Chuyên mục
Articles