KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ GIỐNG MÍA TRONG TẬP ĐOÀN Ở VIỆT NAM VÀ CHỌN LỌC CHỈ THỊ SSR NHẬN BIẾT DÒNG GIỐNG CÓ HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG CAO

  • Nguyễn Văn Trữ
  • Nguyễn Đức Thành
  • Hồ Hữu Nhị
  • Lê Thị Bích Thủy

Tóm tắt

Gần đây, mục tiêu chính của lai tạo mía là tăng hàm lượng  đường.phương pháp hiệu quả nhất là thông qua con  đường cải tiến nền di truyền. Việc mô tả nguồn gen mía sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho những nhà lai tạo nhằm phát triển các giống mới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sửdụng 20 cặp mồi SSR  để  đánh giá  đa dạng di ruyền của 42 giống mía trồng phổ biến ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thu  được tổng số 85 alen, số lượng alen ở mỗi cặp mồi dao động từ 3 (M53) đến 10 (M10). Dựa trên phân tích cây biểu đồ di truyền, 42 giống mía được chia thành 2 nhóm chính. Hệ số tương đồng di truyền giữa các giống mía nghiên cứu rất thấp, từ 3% đến 64%. Cặp mồi M12 có sự  đa hình rõ rệt giữa nhóm giống mía hàm lượng đường cao và nhóm hàm lượng  đường thấp. Do  đó, chỉ thị này có thể  được sử dụng cho nhận biết giống mía có hàm lượng đường cao một các hiệu quả. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-10-30
Chuyên mục
Articles