Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao khô sâm Việt Nam trồng

  • Trần Thị Thu Vân Trường Đại học Lạc Hồng, Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
  • Nguyễn Minh Đức Trường Đại học Lạc Hồng, Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
Từ khóa: Panax vietnamensis, Cao Sâm Việt Nam, Tiêu chuẩn cơ sở

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv., Araliaceae). Cao Sâm Việt Nam (SVN) được bào chế từ thân rễ và rễ củ SVN trồng, 6 tuổi, bằng phương pháp ngấm kiệt. Tiêu chuẩn cơ sở cao khô SVN được xây dựng dựa theo phụ lục 1.1 Dược điển Việt Nam V và một số chỉ tiêu khác. Tiêu chuẩn cơ sở cho cao SVN bước đầu được xây dựng với các chỉ tiêu: Cảm quan, mất khối lượng do làm khô, độ tro toàn phần, tro không tan trong acid, pH, cắn không tan trong nước, giới hạn nhiễm khuẩn, giới hạn kim loại nặng, định tính, định lượng. Trong đó chỉ tiêu định lượng yêu cầu: Hàm lượng ginsenosid-Rg1 (G-Rg1, C42H72O14) trong cao SVN không dưới 7,0%, hàm lượng majonosid-R2 (M-R2, C41H70O14) không dưới 10,3%, hàm lượng ginsenosid-Rb1 (G-Rb1, C54H92O23) không dưới 1,8%, tổng hàm lượng 3 saponin chính không dưới 19,0% và tỷ lệ hàm lượng M-R2/G-Rg1 trong khoảng 1,2 - 1,7%, tính theo chế phẩm khô kiệt

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-29