NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ BẰNG AMINOETHOXYVINYLGLYCINE GIAI ĐOẠN CẬN THU HOẠCH ĐẾN ĐẾN SẢN LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO QUẢN QUẢ BƠ HASS TÂY NGUYÊN

  • Mai Thi Minh Ngoc
  • Nguyễn Thị Tú Quỳnh
Từ khóa: Bơ, Bơ Hass, Aminoethoxyvinylglycine, AVG, Bảo quản

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định thời điểm và nồng độ xử lý bằng Aminoethoxyvinylglycine(AVG) ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng và bảo quản quả Bơ Hass Tây Nguyên. Đốitượng và Phương pháp nghiên cứu: AVG và Bơ Hass Tây Nguyên được sử dụng làm đốitượng nghiên cứu. Bơ được xử lý bằng AVG ở các thời điểm sau khi đậu trái với các nồngđộ AVG khác nhau và được đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu TSS, ºBx, TS, Lipid,khả năng chín tự nhiên, tỷ lệ thối hỏng, chất lượng cảm quan và thời gian bảo quản. Kết quảnghiên cứu: quả Bơ được xử lý ở thời điểm 210 ngày sau đậu quả, có hiệu quả kéo dài thờigian bảo quản trên cây là 15 ngày, làm tăng sản lượng trung bình 8,53%, cải thiện được chấtlượng bơ với TSS: 9,90 ºBx, TS: 1,86% và Lipid: 13,42%. Bơ được xử lý bằng AVG với nồngđộ 250ppm kéo dài được thời gian bảo quản lên 5 ngày, có khả năng chín tự nhiên trong 4,33ngày, tỷ lệ thối hỏng thấp nhất 9,58 %, tổng điểm chất lượng cảm quan đạt cao nhất 18,5điểm, TSS: 8,10 ºBx và Lipid: 14,14 %. Kết luận: Xác định được thời điểm để xử lý quả BơHass là 210 ngày sau đậu quả và nồng độ AVG để xử lý là 250ppm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-06
Chuyên mục
Bài viết