Thành phần hóa học vỏ cây bàng (họ trâm bầu)

  • Hồ Đắc Hùng
  • Đỗ Trung Sỹ
  • Nguyễn Thị Diệp
  • Phạm Quỳnh Trang
  • Hoàng Thị Phương
  • Trần Hữu Huy
  • Hà Thị Hải Yến
  • Bùi Kim Anh
  • Mai Thị Minh Ngọc
  • Vũ Đình Hoàng
Từ khóa: cây Bàng, họ Trâm bầu, tricin, quercitrin, axit oleanolic, axit arjunolic

Tóm tắt

Cây Bàng tên khoa học là Terminalia catappa L. thuộc họ Trâm bầu
(Combretaceae). Cây Bàng là loài cây thân gỗ sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Cây Bàng đã
được biết đến là cây thuốc quan trọng. Các nghiên cứu dược lý về loài cây này cho thấy có
các hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và chống
ung thư. Mặc dù nhiều loài cây Terminalia ở vùng nhiệt đới châu Á (bao gồm cả Việt Nam)
đã được sử dụng trong y học cổ truyền, nhưng có rất ít nghiên cứu về hóa thực vật của loài
Terminalia catappa L. (tên địa phương là Bàng) ở Việt Nam. Tiếp tục quan tâm đến loài thực
vật này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học vỏ thân cây Bàng (Terminalia
catappa) được thu thập tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam. Vỏ thân cây Bàng được
chiết xuất bằng các dung môi như n-hexan và metanol. Phần cặn chiết xuất được xử lý
bằng sắc ký cột trên silica gel 60 (Merck, 40-63 μm), silica gel 100 (Merck, 63-200 μm) và
sephadex LH-20. Trên cơ sở dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR ( 1H-NMR, 13C - NMR
HMBC, HSQC), phổ khối (MS) và so sánh dữ liệu phổ với tài liệu, sáu hợp chất đã được phân
lập và xác định là tricin (1), quercitrin (2), methyl galat(3), axit galic (4) axit oleanolic (5) và
axit arjunolic (6). Đây là lần đầu tiên hai hợp chất tricin (1) và quercitrin(2) được phân lập
từ cây Bàng (Terminalia catappa).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-08
Chuyên mục
Bài viết