ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNG VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH DSF LICS (2017) CỦA QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

  • Nguyễn Thị Lan
Từ khóa: Nợ công, Tính bền vững của nợ công, Khung nợ bền vững

Tóm tắt

Bài viết này dựa trên mô hình khung nợ bền vững dành cho các nước có thu nhập thấp (DSF LICs) được công bố mới nhất (tháng 12/2017) của Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund-IMF) để đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững của nợ công Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ công Việt Nam từ 2014 đến nay có độ rủi ro cao, thiếu bền vững khi có đến 2 chỉ số vượt ngưỡng cảnh báo của DSF (2017) của IMF và WB. Những dấu hiệu rủi ro cao, thiếu tính bền vững của nợ công Việt Nam đến từ cả nợ trong nước và nợ nước ngoài do nợ trong nước có kỳ hạn ngắn, lãi suất cao, do đó tạo nên áp lực trả nợ lớn trong những năm tới. Tỷ trọng nợ nước ngoài trên nợ công lớn có thể gây ra nhiều rủi ro khi Chính phủ không tích lũy đủ ngoại tệ để trả nợ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-30