CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ VÀ NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN ASEAN - SỰ PHÙ HỢP VỚI ĐẶC THÙ KHU VỰC VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ

  • Nguyễn Thuỳ Dương
  • Đỗ Nữ Hà Phương
Từ khóa: ISDS, ACIA, Khu vực đầu tư ASEAN, Bảo hộ đầu tư

Tóm tắt

Một trong các biện pháp bảo hộ đầu tư quan trọng của các hiệp định về đầu tư là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS). Cơ chế này cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể khởi kiện nhà nước tiếp nhận đầu tư khi họ bị xâm phạm các quyền và lợi ích cơ bản do hành vi vi phạm một hiệp định đầu tư đã ký kết của nhà nước. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học luật, bao gồm: tổng hợp, phân tích, so sánh luật, nghiên cứu lý thuyết khoa học pháp lý, bài viết phân tích các đặc thù của cơ chế ISDS với vai trò là một biện pháp bảo hộ đầu tư, đồng thời làm rõ các quy định của Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) về cơ chế ISDS. Một trong những đặc điểm nổi bật của cơ chế này là sự cân nhắc giữa việc đảm bảo quyền điều tiết của các nước tiếp nhận đầu tư và mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, bài viết đánh giá về sự phù hợp của cơ chế ISDS với đặc thù của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đồng thời đưa ra một số hạn chế cơ bản của cơ chế này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-31