Văn bia chữ Hán về người Hoa ở Hội An và vùng phụ cận

  • Thuân Đinh Khắc
Từ khóa: Người Hoa, Hội quán, văn bia chữ Hán, Hội An

Tóm tắt

Hội An là thương cảng cổ ở miền Trung Việt Nam, hình thành từ thế kỷ XVI,
thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, nơi có nhiều thương thuyền người nước ngoài đến làm
ăn, sinh sống, trong đó số đông là người Hoa. Họ để lại dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng khá đậm
nét. Đây là kết quả tất yếu của chính sách mở cửa của chúa Nguyễn và triều đình nhà Nguyễn,
khi tạo điều kiện cho người Hoa buôn bán khắp nơi trên đất Việt Nam. Khoảng đời vua Gia
Long, Minh Mệnh sang đến Tự Đức, cộng đồng người Hoa ở đây khá phát triển, góp phần tạo
nên sự phồn thịnh của các đô thị vùng ven biển miền Trung thời bấy giờ. Đồng thời, họ cũng
đóng góp tích cực trong việc trùng tu, tôn tạo di tích danh thắng mà ở đó còn lưu giữ khá
nhiều tư liệu văn bia chữ Hán. Bài viết khái quát về đặc điểm, hình thức văn bia chữ Hán, cũng
như thông tin tiêu biểu từ nội dung tư liệu liên quan đến cộng đồng người Hoa ở Hội An và
vùng ven biển miền Trung Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-09-14
Chuyên mục
Bài viết