Dấu ấn sông nước trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu trường hợp nghi lễ “Thành”

  • Nguyễn Hữu Phúc
Từ khóa: Thừa Thiên Huế, lễ cúng “Thành”, văn hóa sông nước, thờ Mẫu

Tóm tắt

Cùng với nền văn minh lúa nước, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, người
Việt đã tạo lập nên những phong tục tập quán, nghi lễ, lễ hội gắn liền với dòng sông, con
nước. Trong đó, hệ thống các vị thần mang dấu ấn sông nước xuất hiện khá thường xuyên và
phổ biến trong đời sống cộng đồng cư dân địa phương. Tục thờ Mẫu của người Huế là một ví
dụ điển hình cho loại hình tín ngưỡng này. Trong hệ thống các lễ nghi thực hành tín ngưỡng
thờ Mẫu Tứ phủ của người Huế, nghi lễ “Thành” là một trong những nghi lễ đặc trưng với mục
đích cầu bình an cho người phụ nữ. Nghiên cứu này tập trung phân tích để làm sáng tỏ về
nghi lễ cúng Thành của người Huế. Từ đó, bài viết rút ra những nét đặc sắc, độc đáo trong văn
hóa sông nước của người Huế cũng như nét đặc trưng của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Huế so với các địa phương khác trong nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-30