05. KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG CỦA MỘT SỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY CỠ LỚN VỚI pH VÀ AMONI TRONG NỀN NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ BÀI SAU XỬ LÝ
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của pH và nồng độ của amoni của nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Phú Bài. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian gây chết 100 % động vật đáy thử nghiệm (LT100) trong khoảng 6 - 18h, trong đó tôm Palaemon mani và cua đồng Siamthelphusa beauvoisi nhạy cảm với pH và amoni hơn so với các loài trai Elliptio dilatata, hến Corbicula lamarckiana, Corbicula luteola, Corbicula sandai và ốc bươu Pila conica là loại ít nhạy cảm nhất trong số các động vật đáy được thử nghiệm. Tại các giá trị pH (3 - 5) và amoni (10 - 14 mg/L) vượt chuẩn so với giá trị cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT, giá trị LT100 của động vật đáy thử nghiệm đã giảm xuống đáng kể (6 - 14h), cho thấy chúng làm gia tăng độc tính đối với các loài động vật đáy thử nghiệm. Trong đó, các loài động vật đáy thử nghiệm nhạy cảm với amoni hơn so với pH.