14. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • Thảo Phạm Thị Mai
  • Nghĩa Nguyễn Nam
  • Trinh Lê Thị
  • Quân Nguyễn Hồng
Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn; Ngành dệt may; Hệ thống quản lý môi trường; Ô nhiễm môi trường.

Tóm tắt

Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 15 doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Hà Nội và đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp dệt may ở Hà Nội đã và đang có sự quan tâm và thực hiện các biện pháp quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của công nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc nhóm I và II. Về mức độ thực hiện các giải pháp liên quan đến kinh tế tuần hoàn, kết quả cho thấy, các doanh nghiệp có quy mô lớn (nhóm I) đã và đang áp dụng các công nghệ hiện đại để giảm chi phí vận hành và tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Họ cũng thực hiện các biện pháp như lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, sử dụng vật liệu nguồn tự nhiên và tái chế, đồng thời nâng cấp thiết bị sản xuất để giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và sử dụng năng lượng, tuy nhiên các thực hành liên quan đến kinh tế tuần hoàn chưa được phổ biến và quan tâm đầu tư ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành dệt may bao gồm truyền thông, phổ biến kiến thức về kinh tế tuần hoàn, đảm bảo cân đối cung cầu và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp thân thiện với môi trường, đồng bộ của các yếu tố xung quanh sản phẩm đầu ra, bao gồm công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ và hành vi của người tiêu dùng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-12
Chuyên mục
Bài viết