01. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LÊN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2020

  • Nga Đỗ Thu
Từ khóa: Đồng bằng Sông Hồng; Mô hình MFA; Môi trường nước; Nitơ; Nông nghiệp.

Tóm tắt

Đồng bằng Sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam và cũng là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, do đó áp lực lên môi trường tại đây rất lớn. Thêm vào đó, ngành chăn nuôi cũng có sự tăng trưởng khá cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5 - 6 %/năm. Do đó, việc quản lý chất thải từ chăn nuôi cũng là một vấn đề đáng quan tâm ở đồng bằng Sông Hồng. Nghiên cứu này đã áp dụng mô hình phân tích dòng chảy vật chất (MFA) nhằm định lượng dòng chảy nitơ trên đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2000 - 2020, từ đó đánh giá tác động của thói quen tái sử dụng chất thải chăn nuôi lên chất lượng môi trường nước ở đồng bằng Sông Hồng. Kết quả mô hình cho thấy các nguồn phát thải nitơ lớn nhất vào môi trường nước là canh tác lúa, chăn nuôi và nước thải từ các hộ gia đình. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá được tỷ lệ đóng góp của các nguồn nitơ khác nhau vào đồng ruộng và sự thay đổi tỷ trọng giữa các nguồn này từ năm 2000 - 2020.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-04-12
Chuyên mục
Bài viết