09. PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN BẰNG TƯỜNG MỀM DỌC BỜ BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: CƠ CHẾ VẬT LÝ VÀ THẨM ĐỊNH MÔ HÌNH SWASH

  • Tùng Đào Hoàng
  • Lân Vũ Văn
  • Lan Nguyễn Thị
  • Huyền Vũ Thu
Từ khóa: Tường mềm; Đồng bằng sông Cửu Long; Rừng ngập mặn; SWASH; Thí nghiệm Darcy-Forchheimer.

Tóm tắt

Bờ biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với nguy cơ xói lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn trong một vài thập kỷ trở lại đây, đặc biệt, trong thời kỳ nước biển dâng và biến đổi khí hậu. Cùng với những công trình cứng có sẵn, như đê biển và kè biển, tường mềm đang được sử dụng để hỗ trợ cho những nơi rừng ngập mặn bị thu hẹp mạnh. Nghiên cứu này sẽ giới thiệu cơ chế suy giảm dòng chảy của tường mềm theo quy mô phòng thí nghiệm và quá trình thẩm định mô hình toán SWASH, trong mô phỏng tương tác giữa sóng và tường mềm. Thí nghiệm Darcy-Forchheimer dùng để xác định hệ số cản của tường mềm ở các điều kiện dòng chảy khác nhau, thông qua số Reynolds. Hệ số cản sẽ có giá trị lớn trong điều kiện dòng chảy tầng, khi Re < 400 và giảm đến mức ổn định tại 3,8 khi Re > 800. Quy luật quan hệ giữa hệ số cản và số Re cũng đã được tìm ra và làm cơ sở cho việc thẩm định mô hình tương tác giữa sóng và tường mềm trong SWASH. Cùng với dữ liệu thu thập được từ mô hình vật lý, mô hình toán cho thấy mức độ tin cậy của mô hình trong mô phỏng tương tác sóng và tường mềm (hàng rào) là khá cao khi so sánh hai mô hình với nhau. Kết quả cho thấy độ lệch của chiều cao sóng trước tường mềm là 3,2 % và chiều cao sóng sau tường mềm là 4,6 %.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-12
Chuyên mục
Bài viết