06. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIẢO CỔ LAM, DÂY THÌA CANH, SÂM CAU TRỒNG TẠI XÃ ĐẠI ĐÌNH, HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

  • Huyền Lưu Văn
  • Tùng Nguyễn Thanh
  • Linh Vũ Mỹ
Từ khóa: Giảo cổ lam; Dây thìa canh; Sâm cau; Vĩnh Phúc.

Tóm tắt

Vĩnh Phúc nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, nên vùng khu vực trung du của tỉnh có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú và đa dạng, trong đó có Giảo cổ lam (Gynostemma pubescens (Gagnep.) C. Y. Wu.), Dây thìa canh (Gymnema silvestre (Retz.) R. Br. ex Schult.) và Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.). Kết quả nghiên cứu cho thấy, Giảo cổ lam có t lệ nảy chồi từ cành giâm lên tới trên 87%, Dây thìa canh có tỷ lệ nảy mầm từ hạt hơn 82% và Sâm cau cũng có tỷ lệ sống lên tới 77%. Tất cả các chỉ số sinh trưởng và phát triển của các loài như chiều cao, số nhánh (đối với Giảo cổ lam, Dây thìa canh) hay chỉ số lá và chiều dài (đối với Sâm cau) đều tăng liên tục trong khoảng thời gian theo dõi 15, 30 và 45 ngày. Năng suất của các loài cũng ở mức cao (Giảo cổ lam 24 tấn/ha/năm, Dây thìa canh 3,7 tấn/ha/năm, Sâm cau 1,95 tấn/ha/năm). Nếu tính theo giá hiện hành thì giá trị thu được từ trồng các loại cây dược liệu này khoảng 360 - 585 triệu đồng/ha/năm. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý có những chiến lược đầu tư nhân rộng mô hình trồng 3 loài cây thuốc này trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bảo tồn các loài cây thuốc có giá trị.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-16
Chuyên mục
Bài viết