07. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA BIẾN

  • Giao Nguyễn Thanh
  • Hằng Phùng Thị
  • Ni Dương Văn
  • Mi Lê Thị Diễm
  • Lộc Huỳnh Bá
Từ khóa: Chất lượng nước mặt; Coliform; Kế Sách; Ô nhiễm hữu cơ; Phân tích đa biến

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá chỉ tiêu và chất lượng môi trường nước mặt tại các sông ngòi, kênh rạch ở huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng sử dụng phương pháp phân tích nhân tố chính (PCA) và phân tích cụm (CA). Số liệu chất lượng nước từ năm 2017 đến 2019 được thu thập ở 26 vị trí với 10 thông số bao gồm pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lững (TSS), amoni (N-NH4+), clorua (Cl-), nitrite (N-NO2-), orthophosphate (P-PO43-) và coliform. Chất lượng nước được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Kết quả nghiên cứu cho thấy nước mặt tại khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm hữu cơ (DO thấp, COD cao), chất rắn lơ lửng và coliform vượt giới hạn cho phép. Chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu chỉ phù hợp cho mục đích tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản. Kết quả PCA cho thấy DO, COD, TSS, N-NH4+, N-NO2-, P-PO43- và coliform ảnh hưởng chính đến chất lượng nước chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và chế độ thủy văn. Vì vậy cần đưa 7 chỉ tiêu trên vào chương trình quan trắc chất lượng nước mặt ở huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Kết quả phân tích cụm (CA) cho thấy chất lượng nước được phân thành 7 nhóm chủ yếu do DO, TSS và coliform. Các nghiên cứu tiếp theo cần kiểm kê cụ thể các nguồn gây ô nhiễm môi trường để có giải pháp phù hợp cải thiện chất lượng môi trường nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-05
Chuyên mục
Bài viết