04. TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA VẬT LIỆU DỄ PHÂN HỦY SINH HỌC TỪ TINH BỘT KHOAI TÂY

  • Thanh Phạm Duy
  • Như Trần Minh
  • Hà Giang Ngọc
Từ khóa: Glycerol; Tinh bột; Quá trình hồ hóa; Độ bền kéo; Độ giãn dài; Phân hủy sinh học

Tóm tắt

Nhựa có nhiều ứng dụng và đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người. Việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa đã gây nên mối nguy tiềm tàng và lâu bền đối với môi trường. Sản xuất các sản phẩm nhựa có khả năng phân hủy sinh học với các chức năng tương tự như nhựa thông thường có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào nhựa truyền thống và góp phần ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Trong nghiên cứu này, tinh bột khoai tây được trộn với chất hóa dẻo là glycerol có nồng độ từ 10 - 40% để tổng hợp polyme phân hủy sinh học. Vật liệu sau khi tổng hợp được dùng để khảo sát các đặc điểm cơ học như độ bền kéo, độ dãn dài; phổ hồng ngoại chuyển đổi Fourier, độ hấp thu nước và khả năng phân hủy sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ bền kéo đạt giá trị cực đại 8,12 MPa khi nồng độ glycerol là 10%. Độ giãn dài cực đại của vật liệu đạt 45,35% khi nồng độ glycerol là 40%. Khi tăng hàm lượng glycerol giá trị độ bền kéo của vật liệu giảm, độ giãn dài tăng. Kết quả nghiên cứu khả năng phân hủy sinh học của vật liệu cho thấy vật liệu có thể phân hủy sinh học hoàn toàn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-05
Chuyên mục
Bài viết