ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN SỰTHAY ĐỔI ĐỘNG CƠ LỰA CHỌN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Trần Thị Minh Hà
  • Lâm Hoàng Duy
Từ khóa: COVID-19, động cơ lựa chọn thực phẩm, phương pháp nghiên cứu cắt ngang.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến sự thay đổi động cơ lựa chọn thực phẩm của người dân thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Phương pháp nghiên cứu cắt ngang (cross - sectional study) được thực hiện dựa trên việc khảo sát bảng câu hỏi 8 động cơ lựa chọn thực phẩm trước dịch và trong dịch COVID-19 của 309 người từ 18 tuổi trở lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi động cơ lựa chọn thực phẩm của người dân TP.HCM trước và trong dịch bệnh COVID-19. Ở trước dịch bệnh COVID-19, về mức độ quan trọng của các động cơ được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: sức khỏe, cảm quan, thuận tiện, thành phần tự nhiên, kiểm soát, tâm trạng. Ở trong đại dịch COVID-19, các động cơ lựa chọn thực phẩm có sự thay đổi, với mức độ quan trọng được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: sức khỏe, thành phần tự nhiên, cảm quan, tâm trạng, kiểm soát, thuận tiện. Điều này cho thấy dịch bệnh COVID-19 đã tác động đến ý thức lựa chọn thực phẩm của người dân TP.HCM theo xu hướng tăng cường sức khỏe, cụ thể là người dân quan tâm nhiều hơn đến thành phần tự nhiên của thực phẩm thay vì trước dịch họ quan tâm nhiều đến giá trị cảm quan của thực phẩm. Ngoài ra, với nữ giới, so với trong dịch bệnh, các yếu tố sự thuận tiện, cảm quan, sự quen thuộc và kiểm soát được đánh giá là ít quan trọng hơn so với trước dịch bệnh (p < 0,05). Tương tự nam giới, sự thuận tiện, cảm quan, sự quen thuộc và giá thực phẩm được đánh giá ít quan trọng hơn so với trước dịch (p < 0,05). Nhìn chung, sự thay đổi này cũng mang đến điều tích cực cho sức khỏe người dân.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-10-24
Chuyên mục
Bài viết