VI NHỰA TRONG TRẦM TÍCH VÀ TRONG HAI LOÀI NHUYỄN THỂ NGAO (Meretrix lyrata) VÀ HÀU (Crassostrea rivularis)

  • Phạm Duy Thanh
  • Trần Đức Thảo
  • Trịnh Bảo Sơn
Từ khóa: Vi nhựa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, tích tụ sinh học, polyethylene, polystyrene, polypropylene, polyamide.

Tóm tắt

Vi nhựa trong môi trường nước đã gây ra những tác động không tốt cho thủy sinh vật và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nghiên cứu này thực hiện thu mẫu trầm tích và hai loài nhuyễn thể hai mảnh là vỏ ngao (Meretrix lyrata) và hàu (Crassostrea rivularis) tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh để khảo sát nồng độ và sự tích tụ vi nhựa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ vi nhựa trong trầm tích là 3.233 vi nhựa/m2 (hay 20,3 mg/kg). Nồng độ vi nhựa trong hai loài nhuyễn thể ngao và hàu có giá trị tương ứng là 1,33 và 1,11 vi nhựa/cá thể. Trong mẫu trầm tích và sinh vật đều có sự hiện diện của màng, mảnh và sợi vi nhựa, tuy nhiên không có hạt vi nhựa. Về màu sắc, vi nhựa màu trắng chiếm ưu thế với tỷ lệ tương ứng trong trầm tích và sinh vật là 41% và 55%. Kích thước trung bình của vi nhựa trong trầm tích, hàu và ngao giảm dần, có giá trị tương ứng là 2,98 mm, 1,81 mm và 0,77 mm. Kết quả phân tích cho thấy loài ngao có sự tích tụ vi nhựa cao hơn loài hàu và hệ số tích tụ sinh học tương ứng có giá trị là 5,20 và 0,63.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-05-05
Chuyên mục
Bài viết