XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP VÀ TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN, THỬ NGHIỆM TỐI ƯU CHO CÁP NGẦM TRUNG THẾ XLPE TRÊN LƯỚI ĐIỆN TP. HỒ CHÍ MINH

  • Hồ Bảo Huy
  • Nguyễn Tấn Hưng
  • Nguyễn Hữu Vinh
  • Nguyễn Hùng
Từ khóa: Điện áp AC tắt dần (DAC), Hiệp hội Quốc tế về các Hệ thống điện lớn (CIGRE), Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), Công ty Thí nghiệm Điện lực TP.HCM (ETCHCMC), Tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), Tiêu chuẩn của tổ chức cộng đồng khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới (IEEE), Phóng điện cục bộ (PD), Phép đo tổn hao điện môi (Tandelta), Phản xạ miền thời gian (TDR), Điện áp AC tần số rất thấp (VLF).

Tóm tắt

Bài báo này tập trung vào các phương pháp chẩn đoán ở cáp ngầm, giúp người đọc hiểu rõ về các phương pháp thử nghiệm theo tình trạng off-line (có cắt điện) và tình trạng on-line (không cắt điện), bằng các nguồn điện áp khác nhau (VLF, DAC, DC…). Sau khi thu thập tài liệu từ các đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tiêu chuẩn quốc tế IEC, IEEE, CIGRE liên quan, bài báo đề xuất áp dụng thay đổi quy trình kiểm tra cáp ngầm trung thế XLPE so với giai đoạn trước năm 2015 để nâng cao khả năng chẩn đoán tình trạng “sức khỏe” của cáp ngầm mà hạn chế gây nguy hại cho cáp. Trong quá trình tham gia, khảo sát thực tế hiện trường thi công, sửa chữa, nghiên cứu dữ liệu đo đạc cáp ngầm từ năm 2016-2020 tại Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), bài báo cũng đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán theo từng loại phép thử để các Công ty Điện lực (PC) thống nhất cách thức xử lý cáp theo 3 cấp độ khác nhau: cho phép tiếp tục vận hành, cần sửa chữa trong vòng 6 tháng hoặc 12 tháng, cắt điện xử lý ngay. Nhờ sự thay đổi này, số vụ và phần trăm sự cố liên quan đến cáp ngầm trung thế của EVNHCMC giảm theo từng năm kể từ năm 2016, giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-15
Chuyên mục
Bài viết