NGHIÊN CỨU XỬ LÝ Cr, Ni TRONG NƯỚC THẢI XI MẠ BẰNG VẬT LIỆU HẤP PHỤ TỪ VỎ TRẤU

  • Ngô Thị Thanh Diễm
Từ khóa: Nước thải xi mạ, hấp phụ, loại bỏ kim loại nặng, than hoạt tính.

Tóm tắt

Đề tài nghiên cứu xử lý Cr, Ni trong nước thải xi mạ với vật liệu hấp phụ được chế tạo từ vỏ trấu hoạt hoá bằng H2SO4 ở quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hấp phụ đạt cao nhất đối với Cr là 82,8% và 90,7% đối với Ni ở các điều kiện vận hành nồng độ Cr, Ni đầu vào lần lượt là 35,73 mg/L và 54,27 mg/L, pH 6, thời gian hấp phụ tối ưu 60 phút và liều lượng chất hấp phụ là 3 g/50 mL. Mối quan hệ giữa lượng chất bị hấp phụ trên chất hấp phụ với nồng độ Cr, Ni trong nước thải ở trạng thái cân bằng được biểu diễn phù hợp qua phương trình đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ đạt cực đại đối với Cr là 0,598 mg/g và Ni là 0,835 mg/g. Tuy nồng độ Cr, Ni sau xử lý vẫn còn cao so với QCVN 40:2011/BTNMT nhưng hiệu quả loại bỏ nồng độ Ni, Cr ban đầu đạt hơn 80% cho thấy phương pháp hấp phụ bằng các vật liệu hấp phụ có nguồn gốc từ các phụ phẩm trong nông nghiệp có thể xử lý một lượng đáng kể nồng độ Ni, Cr ban đầu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-15
Chuyên mục
Bài viết