KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY VI KHUẨN Oceanobacillus sp. ĐẾN VIỆC TẠO TỦA

  • Phạm Anh Vũ
  • Vũ Thị Tuyết Nhung
  • Nguyễn Hoàng Dũng
  • Trần Trung Kiên
  • Lê Quỳnh Loan
  • Huỳnh Thị Điệp
  • Trần Thị Mỹ Ngọc
  • Lê Tấn Hưng
Từ khóa: Vi khuẩn Oceanobacillus sp., tủa calcite, bê tông tự liền, bê tông sinh học

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành để khảo sát đơn yếu tố các điều kiện môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi khuẩn Oceanobacillus sp. trong quá trình tạo tủa calcite và khảo sát khả năng tự làm liền vết nứt của thanh bê tông khi bổ sung dịch vi khuẩn Oceanobacillus sp. Khả năng tạo tủa calcite của vi khuẩn Oceanobacillus sp. được đánh giá thông qua việc định lượng tủa calcite trong môi trường urea được thay đổi các yếu tố riêng rẽ như các nguồn Ca2+ khác nhau và nồng độ CaCl2. Kết quả khảo sát đơn yếu tố trên môi trường urea cho thấy nguồn calcium chloride tạo sản lượng tủa cao nhất, nồng độ CaCl2 50 g/L cho kết tủa CaCO3 tối ưu với sản lượng đạt 52,05 mg/mL. Bên cạnh đó, thanh bê tông có bổ sung dịch vi khuẩn Oceanobacillus sp. với mật độ 1010 CFU/mL có khả năng tự liền vết nứt sau 10 ngày ngâm trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Oceanobacillus sp. có tiềm năng ứng dụng trong việc kết dính bê tông thông qua sự hình thành tủa calcite, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng để sản xuất bê tông sinh học.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-27
Chuyên mục
Bài viết