ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LOẠI BỎ ĐỘC CHẤT Pb2+ TRONG NƯỚC CỦA THAN SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ PHÂN BÒ: THỬ NGHIỆM ĐỘC TÍNH TRÊN CÁ RÔ PHI GIỐNG (O. niloticus)

  • Nguyễn Văn Phương
  • Nguyễn Khánh Hoàng
  • Võ Thị Tường Vi
  • Trần Thị Hiền
  • Đặng Thị Bích Hồng
Từ khóa: Than sinh học, kim loại (Pb), độc tính, cá rô phi, Oreochromis niloticus.

Tóm tắt

Kim loại nặng Pb2+ trong nước gây độc cho sinh vật đặc biệt với loài cá rô phi (Oreochromis niloticus), loài nuôi phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phương pháp hấp phụ bằng than sinh học có nguồn gốc từ phân bò để loại bỏ độc chất Pb2+ trong nước đã được thực hiện. Một loạt các thử nghiệm độc tính cấp đã được tiến hành để xác định LC50 (96 giờ) của chì (Pb2+) dao động 0-10,0 mg/L lên cá rô phi (O. niloticus) và hiệu quả loại bỏ độc tính Pb2+ bằng than sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy dung lượng hấp phụ Pb2+ của than đạt 24 mg/g theo thực nghiệm và đạt tối đa q0 = 76,9 mg/g tính toán theo phương trình đẳng nhiệt Langmuir, thời gian đạt trạng thái cân bằng 60 phút. Các mô hình đẳng nhiệt Langmuir, Freundlich, mô hình động học giả bậc 2 phù hợp để giải thích cơ chế hấp phụ Pb2+ lên than sinh học. Kết quả thử nghiệm độc chất cho LC50 là 1,3 mg/L (96 giờ), ứng dụng than sinh học làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong của cá từ 87% xuống 7% khi bổ sung than với liều 0,16 g/L vào dung dịch Pb2+ 5,6 mg/L. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng than sinh học có nguồn gốc từ phân bò để làm giảm độc tính Pb2+ trong nước đối với cá rô phi là có cơ sở.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-03-02
Chuyên mục
Bài viết