NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA pH ĐẾN ĐỘ BỀN VÀ MÀU CỦA DỊCH CHIẾT BETACYANINS TỪ LÁ THÀI LÀI TÍA (Tradescantia pallida)

  • Trần Nguyễn An Sa
  • Đoàn Thị Minh Phương
  • Lê Thị Kim Anh
  • Nguyễn Võ Thảo Uyên
  • Lê Công Hà Quí

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định các điều kiện thích hợp trong quy trình chiết xuất betacyanins và khảo sát ảnh hưởng của pH đến độ bền màu của dịch chiết betacyanins từ lá thài lài tía (Tradescantia pallida). Các yếu tố khảo sát bao gồm dung môi (nước, ethanol, methanol), điều kiện chiết xuất và tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (w/v). Tổng hàm lượng betacyanins (xác định bằng phương pháp quang phổ UV-Vis) sử dụng làm thông số kiểm soát quá trình thí nghiệm. Kết quả cho thấy hàm lượng betacyanins trong dịch chiết cao nhất khi chiết xuất bằng methanol 50% với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi (w/v) là 1:5, trong điều kiện siêu âm 15 phút ở 60 °C, công suất 200W. Dịch chiết thu được với tổng hàm lượng betacyanins cao nhất trong dịch chiết là (7,209 ± 0,061 (mg/L)). Bên cạnh đó, ảnh hưởng của pH đến màu sắc, cực đại hấp thu và độ bền của betacyanins chiết xuất từ ​​lá thài lài tía cũng đã được khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy, dịch chiết betacyanins từ lá thài lài tía có màu và cực đại hấp thu thay đổi theo pH, không bền trong môi trường kiềm.

Từ khóa: Thài lài tía (Tradescantia pallida), betacyanins, UV-Vis, ethanol, methanol

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-08
Chuyên mục
Bài viết