ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Pb2+ TRONG NƯỚC CỦA THAN SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ PHÂN BÒ

  • Nguyễn Văn Phương
  • Lê Thị Thùy Trang
  • Nguyễn Thị Cẩm Nhung
  • Nguyễn Thanh Lam
  • Lâm Thị Mỹ Ngọc

Tóm tắt

Than sinh học có nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi hiện đang thu hút nhiều sự chú ý về tiềm năng hấp phụ để xử lý môi trường nước. Khảo sát cơ chế hấp phụ Pb2+ và hiệu suất xử lý bằng than sinh học được điều chế từ phân bò ở các nhiệt độ 300, 450 và 600 °C đã được thực hiện. Than sinh học sau khi điều chế được cho cân bằn với dung dịch Pb2+ ở nhiều nồng độ khác nhau, dao động 0-160 mg/L trong khoảng 12 giờ và khảo sát động học khi than được tiếp xúc với dung dịch chứa 40 mg Pb2+/L ở những thời gian khảo sát khác nhau. Quá trình hấp phụ Pb2+ của 3 loại than phù hợp với mô hình đẳng nhiệt hấp phụ của Langmuir và Freundlich. Khả năng hấp phụ tối đa của Pb2+ cho than điều chế ở 300, 450 và 600 °C lần lượt là 40,5; 21,1 và 76,9 mg/g. Khảo sát động học cho thấy quá trình hấp phụ đạt trạng thái cân bằng sau 1 giờ và mô hình động học giả bậc 2 là phù hợp để giải thích động học quá trình hấp phụ Pb2+ lên 3 dạng than sinh học. Kết quả chỉ ra rằng phân bò là chất thải có thể được chuyển đổi thành than sinh học có giá trị như một chất hấp phụ để loại bỏ Pb2+ khỏi môi trường nước.

Từ khóa: Cân bằng và động học, hấp phụ Pb2+, phân bò, than sinh học.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-07
Chuyên mục
Bài viết