HIỆN TRẠNG ÁP LỰC XẢ THẢI VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT KÊNH RẠCH TẠI TP. THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

  • Nguyễn Minh Kỳ
  • Nguyễn Công Mạnh
  • Phan Thái Sơn
  • Nguyễn Tri Quang Hưng
  • Phan Văn Minh

Tóm tắt

Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng áp lực xả thải và chất lượng nước mặt một số kênh rạch tại 4 địa điểm khác nhau ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Tại mỗi địa điểm quan trắc, việc thu mẫu nước được thực hiện để phân tích các thông số lý hóa sinh chất lượng nước gồm: pH, DO, BOD5, COD, TSS, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, PO43-, coliform và fecal coliform vào các mùa mưa và mùa khô. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ô nhiễm nguồn nước ở 2 khu vực đại diện với 4 dòng kênh rạch và suối (rạch Bà Lụa, rạch Búng, kênh D và suối Cát) có giá trị pH từ 5,8±0,3 đến 7,8±0,6; hàm lượng DO biến động từ 2,0±0,1 đến 5,1±1,0 mg/L; BOD5 từ 7,2±1,4 đến 293,1±21,4  mg/L; COD từ 14,7±3,3 đến 686,3±272,3 mg/L; TSS từ 23,0±2,7 đến 198,5±110,2 mg/L; N-NH4+ từ 0,77±0,51 đến 24,02±6,34 mg/L; N-NO2- từ 0,02±0,01 đến 0,90±0,93 mg/L; N-NO3- từ 0,07±0,06 đến 4,79±3,59 mg/L; PO43- từ  0,11±0,09 đến 3,35±1,58 mg/L; coliform từ 3,7.103±8,0.102 đến 1,5.107±2,4.104 và fecal coliform từ 4,0.102±7,5.101 đến 5,9.105±1,3.103 MPN/100 mL. Phân tích tương quan cho thấy phần lớn các thông số có mối liên hệ với nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Các thông số có sự biến động khác nhau giữa các điểm quan trắc và biểu thị sự suy giảm chất lượng nước. Để phục hồi, ngăn ngừa sự ô nhiễm cần nỗ lực hoàn thiện mạng lưới quan trắc và quản lý nguồn nước bị ô nhiễm.

Từ khóa: Chất lượng nước, kênh rạch, khu dân cư, ô nhiễm, Thuận An.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-07
Chuyên mục
Bài viết