NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN VỀ VĂN HÓA RƯỢU CẦN

  • Phạm Trọng Luyện

Tóm tắt

Người Tây Nguyên không có tết cổ truyền theo đúng phong tục như người Kinh mà thường có những lễ hội như lễ xuống giống, cầu mưa, mừng giọt nước, mừng cơm mới…trong sản xuất. Lễ thổi tai (đặt tên), lễ trưởng thành, lễ trao vòng đính hôn, lễ buộc chỉ cổ tay, lễ bỏ mả cho mỗi đời người…Lễ hội càng lớn rượu cần càng nhiều. Mỗi nghi lễ mang một sắc thái riêng nhưng tựu chung đều thể hiện niềm vui và sự tốt lành.

Từ bao đời nay, rượu cần là sản vật, nghi vật, lễ vật có mặt mọi lúc, mọi nơi trong đời sống sinh hoạt, tình cảm và tâm linh của mọi gia đình hay cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, nên ngoài giá trị vật chất đơn thuần, rượu cần mang giá trị tinh thần rất cao, nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu như với người Kinh “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thì đối với đồng bào Tây Nguyên “đầu câu chuyện” chính là chén rượu cần

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-03
Chuyên mục
Bài viết