SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ HỖN HỢP BÃ SẮN VÀ CÁM GẠO BẰNG TRÙN QUẾ

  • Trần Thị Ngọc Mai
  • Trương Thị Diệu Hiền
  • Lê Vân Anh
  • Từ Thị Nam Phi

Tóm tắt

Bã sắn từ các nhà máy chế biến tinh bột tại Việt Nam đang gây ô nhiễm và cần có biện pháp tái sử dụng để giảm thiểu tác động đến quản lý môi trường. Trong nghiên cứu này, bã sắn được sử dụng làm nguồn nguyên liệu trong sản xuất phân vermicompost thông qua hoạt động của trùn quế (Perionyx excavatus). Cám gạo được phối trộn bổ sung vào thành phần nguyên liệu. Kết quả cho thấy, tỷ lệ phối trộn 3 bã sắn:1 cám gạo (w/w) cho hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, các điều kiện môi trường sống cũng được xác định là pH 5-7, nhiệt độ 26-29 ºC, độ ẩm 80-85%. Sau 60 ngày khảo sát, chất lượng của phân vermicompost tương tự với phân hữu cơ, cụ thể: tổng carbon hữu cơ (TOC) 22,69%, hàm lượng đạm tổng (TKN) 1,8%, tỷ lệ C/N 12,63%, P2O5 4,67 % và K2O 1,91%. Kết quả này giúp xây dựng cách tiếp cận tiềm năng và chi phí thấp trong quản lý những vấn đề môi trường phát sinh từ bã sắn, đồng thời cung cấp nguồn phân bón hữu cơ mới cho nông nghiệp.

Từ khóa: Phân hữu cơ, Perionyx excavatus, trùn quế, bã sắn, cám gạo. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-01-03
Chuyên mục
Bài viết